ĐỪNG
LÀM NGHÈO TIẾNG VIỆT
Bùi
Hiền
Nguyễn
Thành-Trí, Sài Gòn - Chúa Nhật 3/12/2017
Bùi
Hiền (BH) không có phát minh, sáng kiến gì cả, vì BH
rõ ràng đã ăn cắp vài dấu ký âm
trong công trình tự điển của “Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn” ở thời kỳ Miền Nam VNCH
mấy chục năm trước 1975 còn có bằng chứng trên giấy trắng mực đen như sau: VIỆT
– ANH ANH - VIỆT TỪ ĐIỂN LOẠI THÔNG DỤNG TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KHÔN DO NHÀ SÁCH
KHAI TRÍ ẤN HÀNH LẦN THỨ NHẤT XONG NGÀY 14-4-1967 TẠI NHÀ IN RIÊNG CỦA NHÀ XUẤT
BẢN. GPKD SỐ 987 TBTTCB/BC3/XB NGÀY 6-4-1967
Mục
đích cải cách chữ quốc ngữ Việt, hay tiếng Việt, là làm cho tiếng Việt đơn
giản, dễ nói, dễ nghe, dễ viết, dễ hiểu; chẳng những cho mọi người Việt trong
nước và ở hải ngoại mà còn cho bất cứ người ngoại quốc nào muốn học tiếng Việt.
Tuy nhiên, không phải vì muốn tiếng Việt trở nên đơn giản mà làm cho tiếng Việt
thành ra kệch cỡm, khó nghe, khó nói do thiếu sự phối hợp hài hoà giữa các ngữ
tố, ngữ âm hay âm tiết trong một ngữ cảnh, và gây khó khăn trong việc viết đúng chính
tả và đúng ngữ pháp tiếng Việt. Hơn nữa Bùi Hiền
(BH) không có phát minh, sáng kiến gì cả, vì BH rõ ràng đã ăn cắp vài dấu ký âm trong công trình tự điển của “Tiền
Bối Nguyễn Văn Khôn” ở thời kỳ Miền Nam VNCH mấy chục năm trước 1975 còn có bằng
chứng trên giấy trắng mực đen như sau: VIỆT – ANH ANH - VIỆT TỪ ĐIỂN LOẠI THÔNG
DỤNG TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KHÔN DO NHÀ SÁCH KHAI TRÍ ẤN HÀNH LẦN THỨ NHẤT XONG
NGÀY 14-4-1967 TẠI NHÀ IN RIÊNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN. GPKD SỐ 987 TBTTCB/BC3/XB
NGÀY 6-4-1967
Sau
đây chúng ta hãy xem xét cái kiểu viết chữ quốc ngữ Việt, hay tiếng Việt, do
ông PGS.TS. Bùi Hiền (BH), nguyên Hiệu Phó trường ĐHSP Ngoại Ngữ Hà Nội, vừa
phát minh và đề xuất cải cách! Tiếng
Việt thường phát âm như thế nào thì viết ra như thế nấy, vì ngay từ đầu người
sáng tạo ra chữ quốc ngữ Việt đã cố gắng sử dụng các mẫu tự Latinh để phiên âm
và biểu đạt càng đúng tiếng Việt chừng nào càng tốt chừng nấy; tuy nhiên, không
phải vì vậy mà hiểu lầm những dấu ký hiệu phiên âm, còn gọi là dấu ký âm của
tiếng Việt là những mẫu tự rồi dùng chúng để thay cho mẫu tự với cái biện luận
hàm hồ là chúng có thể rút ngắn, tiết kiệm nét chữ viết!
BH
đã đề xuất cải tiến bảng mẫu tự và chính tả tiếng Việt, BH cho biết rằng trải
qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp
lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời
gian, tiết kiệm bút-giấy-mực. BH đã biện luận những điểm bất hợp lý là: “Hiện tại,
chúng ta sử dụng 2, 3 mẫu tự để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ c, q,
k trong các chữ “cuốc, quốc, ca, kali”; tr, ch trong các chữ “tra, cha”; s, x trong
các chữ “sa, xa” v.v… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị
của một số phụ âm đứng cuối vần như ch, ng, nh trong các chữ “mách, ông, tanh”,
v.v…” Vì vậy BH đề nghị bỏ chữ “đ” ra khỏi bảng mẫu tự tiếng Việt hiện tại và bổ
sung thêm một số chữ cái tiếng Latinh như “f, j, w, z” và thay đổi giá trị âm vị
của 11 chữ cái hiện có trong bảng mẫu tự tiếng Việt cụ thể là “c” thay thế “ch,
tr”; “d” thay thế “đ”; “g” thay thế “g, gh”; “f” thay thế “ph”; “k” thay thế “c,
q, k”; q thay thế ng, ngh; s thay thế s, x; x thay thế kh; w thay thế th; z
thay thế d, gi, r. Vì âm “nhờ” của chữ
cái “nh” chưa có ký tự, hay còn gọi là dấu ký âm, mới để thay thế nên BH đề nghị
tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt. Hầu như các ngôn ngữ trên thế giới không có chữ
cái nào là n’ (n phẩy lửng) trong khi tiếng Việt có chữ cái phụ âm “nh” ở đầu
tiếng và ở cuối tiếng như trong chữ “nhanh”.
Chữ
quốc ngữ Việt cải tiến của Bùi Hiền chỉ dựa trên giọng nói của riêng thủ đô Hà
Nội cả về âm vị cơ bản và 6 thanh điệu tiêu chuẩn (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã,
bằng); nguyên tắc là mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ
cái tương ứng biểu đạt. Như vậy chữ quốc ngữ cải tiến của BH không biểu đạt được
cả nước bao gồm giọng nói của người Sài Gòn, Miền Tây Hậu Giang, Miền Trung Quảng
Nam - Đà Nẳng - Huế. Ngôn ngữ của một quốc
gia cần phải có tính đa dạng phong phú của các địa phương tiêu biểu, chứ không
riêng giọng nói ở thủ đô; trong khi đó giọng nói thủ đô Hà Nội hiện nay rõ ràng
chưa phải là chuẩn mực cho cả nước học nói theo và còn nhiều sai sót.
Một cách khách quan và cụ thể chúng ta hãy xem xét những đề
xuất cải tiến chữ quốc ngữ Việt của Bùi Hiền như sau:
Không thể dùng chữ “d” thay chữ “đ”; vì “da” khác với “đa”,
“do” khác với “đo”, “di” khác với “đi”, v.v…và cách phát âm hai chữ này hoàn
toàn khác nhau.
Không thể dùng chữ “c” thay chữ “ch”, “tr”; vì “chờ” khác với
“trờ”, “chữ” khác với “trữ”, “chung” khác với “trung”,v.v... Cách phát âm chuẩn
của “ch” với “tr” hoàn toàn khác nhau; nếu phát âm “ch” và “tr” giống nhau như
một số đông người Hà Nội hiện nay nói không phân biệt được “ch” và “tr” thì rõ ràng
họ đã phát âm sai. Có
một phát hiện ở đây là Bùi Hiền đã “ăn cắp” dấu ký âm “c” của một học giả và là
một nhà làm tự điển Việt – Anh và tự điển Anh - Việt có tên NGUYỄN VĂN KHÔN ở Miền
Nam VNCH thời kỳ mấy chục năm về trước. Trước năm 1975 Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn
đã dùng dấu ký âm “c” để phiên âm mẫu tự kép “ch”, trong các chữ “cha chú, chế, chi, chủ, v.v…” được phiên âm là “ca
cú, cé, ci, củ”
Không thể dùng chữ “g” thay chữ “g”, “gh”; vì “gi” khác với
“ghi”, v.v... Qui tắc viết chính tả tiếng Việt không được viết “gê” mà phải là
“ghê”, không được viết “ge” mà phải là “ghe”; cũng như không được viết “gha”,
“ghu”, “ghư” mà phải là “ga”, “gu”, “gư”, v.v…
Không thể dùng chữ “s” thay chữ “s”, “x”; vì “sương” khác
với “xương”, “sung” khác với “xung”, “sô” khác với “xô”, v.v... Cách phát âm chuẩn
của “s” với “x” hoàn toàn khác nhau; nếu phát âm giống nhau thì rõ ràng phát âm
sai. Hiện tại có một số rất đông người Hà
Nội phát âm không phân biệt “s” với “x” một cách rất tự nhiên đáng ngạc nhiên!
Không thể dùng “x” thay chữ “kh”; vì “xung” khác với “khung”,
“xông” khác với “không”, v.v... Cũng có một phát hiện ở đây là Bùi Hiền đã “ăn
cắp” dấu ký âm “x” của một học giả và là một nhà làm tự điển Việt – Anh và tự
điển Anh - Việt có tên NGUYỄN VĂN KHÔN ở Miền Nam VNCH thời kỳ mấy chục năm về
trước. Trước năm 1975 Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn đã dùng dấu ký âm “x” để phiên âm mẫu
tự “kh”, trong các chữ “kha khá, khế, khi, khô, khu,
v.v…” được phiên âm là “xa xá, xé, xi, xo, xu”
Không thể dùng “z” thay chữ “d”, “gi”, “r”; vì “dông”,
“giông”, “rông” được phát âm chuẩn hoàn toàn khác nhau; nếu phát âm giống nhau
thì rõ ràng phát âm sai. Ở đây một lần nữa nhắc tới người Hà Nội trong việc
phát âm cẩu thả, không chuẩn, không rõ, không phân biệt các âm của “d”, “gi”,
“r” một cách đáng tiếc!
Không thể dùng “k” thay chữ “c”, “q”, “k”; vì qui tắc viết
chính tả và phát âm chuẩn của “cuốc” khác với “quốc”; hơn nữa “k” khi ghép với
“h” để thành chữ cái phụ âm kép “kh” ở đầu một chữ thì phải phát âm rất khác
với “k”; như trong các chữ “kê” và “khê”, “cô” và “khô”, “ki” và “qui” và “khi”.
Cách phát âm chuẩn và qui tắc viết chính
tả của những chữ này hoàn toàn khác nhau, nếu gọp chung lại để thay thế bằng
một mẫu tự “k” đúng là một chuyện phá bỏ qui tắc chính tả một cách không thông minh.
Không
thể dùng chữ cái “q” thay chữ cái phụ âm kép “ng”, “ngh”; vì mẫu tự “q” không
có ở cuối hay ở đầu của một chữ trong tiếng Việt. Nếu dùng một chữ cái “q” để
thay thế “ng” và “ngh” trong chữ “nghe ngóng” để trở thành “qe qóq” thì đúng là
quái đản lập dị. Qui tắc viết chính tả
tiếng Việt chữ “ng” ở đầu
chữ được viết với “a, o, ô, u, ư” thành
những chữ “nga”, “ngo”, “ngô”, “ngu”, “ngư”. Chữ “ngh” ở đầu chữ được viết với “i, y, e, ê” thành những chữ “nghi”, “nghy”,
“nghe”, “nghê”. Như vậy theo đề xuất
của BH thay chữ “ng”, “ngh” bằng một
chữ “q” thì phải bỏ qui tắc viết chính tả rất hoàn chỉnh của tiếng Việt! Đúng là một đề nghị rất sai trái và ngu xuẩn
không thể chấp nhận được!
Không thể dùng “f” thay chữ cái phụ âm kép “ph”, vì đây là một dấu ký âm.
Hơn nữa “f” là một dấu ký âm trong công trình tự điển của Tiền Bối Nguyễn Văn
Khôn ở thời kỳ Miền Nam VNCH mấy chục năm trước 1975. Thí dụ các chữ “pha, phải, phê, phi, phu,
v.v…”được phiên âm “fa, fải, fe, fi, fu”
Không thể dùng chữ cái “w” thay cho “th”, vì “w” hoàn toàn
xa lạ với tiếng Việt và cách phát âm của “w” gần giống với một bán nguyên âm
của các chữ “oa, oai, oe, oan, qua, quai, que, quan, v.v…” trong khi cách phát
âm của “th” là một phụ âm khi phát âm lưỡi phải chạm vào răng trên, vì vậy “w”
và “th”, một là bán nguyên âm và một là phụ âm, không tương đồng thì không thể dùng
thay thế cho nhau. Rất rõ ràng là chữ cái “w” có trong chữ “wong” của tiếng Trung
Quốc. Mẫu tự “w” không nằm trong bảng
chữ cái và cách phát âm của tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh, Pháp, Tàu thì có
chữ cái “w”.
Hoa
Văn cũ hay chữ Tàu truyền thống không thay đổi nhưng khó học, khó nhớ, nên
Trung Quốc chỉ cải tiến bổ sung một hệ thống Hoa Văn mới được đơn giản hoá bằng
những mẫu tự ít nét chữ viết. Để cho học
sinh Trung Quốc và người nước ngoài dễ học loại tiếng Tàu mới này; Trung Quốc cũng
đã tạo ra một loại tiếng Tàu mới viết bằng những mẫu tự Latinh ABC theo cách
phiên âm của chữ Tàu để học nói nhanh chóng. Thí dụ:
Chữ “dào” nghĩa là “đáo, tới”; và “dāo” nghĩa là “đao,
cây dao”. Nhưng tiếng Trung Quốc không có đầy đủ dấu giọng hay dấu âm tiết. Có một
đặc điểm khác biệt lớn giữa tiếng Việt và tiếng Trung Quốc là trong khi tiếng
Việt có đầy đủ sáu “dấu giọng – accent marks” (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã, bằng)
còn tiếng
Trung Quốc thì không có đủ. Khi nghe một
người Việt nói tiếng Việt có những âm tiết khác nhau khiến cho ngữ điệu tiếng
Việt líu
lo như nghe chim hót.
Hơn nữa tiếng Việt cũng như tiếng Trung Quốc là tiếng đơn âm, mỗi chữ là một âm có một nghĩa
riêng biệt và có đặc tính ghép chữ; khi
ghép 2 hoặc 3 chữ lại với nhau thành 1 chữ mới với một nghĩa mới riêng biệt.
Thí dụ Chữ 女
nghĩa là “đàn bà” và 子 nghĩa là “trẻ
con”. Khi ghép hai chữ này lại với nhau,
女 và 子 trở thành một
chữ 好 …và có nghĩa là “tốt”. Như vậy “đàn bà” + “trẻ con” = “tốt” trong tiếng
Trung Quốc.
Trong
tiếng Việt chữ “phá” được ghép với các
chữ “án, cửa, đám, gia, giới, hoại, kỷ lục, trật tự, v.v…” thành những chữ mới
có nghĩa mới khác nhau “phá án, phá cửa, phá đám, phá gia, phá giới, phá hoại,
phá kỷ lục, phá trật tự”
Hiện
nay rất đông người Việt có tệ nạn nói tắt, viết tắt trong tiếng Việt; điều này
làm tiếng Việt trở nên kỳ cục, nghèo nàn trên phương diện nói và viết. Thí dụ:
như chữ “bác” có thể ghép với các chữ để thành “bác sĩ”, “bác học”, “bác vật”,
“bác Hồ”, “bác ái”, “bác nông dân”, “bác tiều phu”, uyên bác”, “bác cổ”, “bác
nhã”, “bác án”, “bác đơn”, bác bỏ”, “bác tạp”, v.v…. Với bao nhiêu chữ ghép với
“bác”, vậy nếu nói tắt hay viết tắt “bác sĩ” chỉ bằng một chữ “bác” thì phải hiểu
thế nào, “bác sĩ” hay “bác Hồ”? Chúng ta
không thể bắt chước theo tiếng Anh, một thứ tiếng đa âm trong một chữ dài nên
người ta có khuynh hướng nói tắt cho gọn; như chữ “doctor” được nói tắt là
“doc”; “favorite” nói tắt là “fav”, nhưng khi viết phải viết nguyên chữ. Việc
nói hay viết rút ngắn tiếng Việt không đúng cách, không đúng chữ, không đúng ngữ
cảnh chỉ làm nghèo tiếng Việt và khiến tiếng Việt trở nên kệch cỡm.
Để nâng tiếng Việt lên ngang tầm một
ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp, đã có những cố gắng tạo ra và giới
thiệu với các giới ngôn ngữ học quốc tế một hệ thống dấu ký hiệu phiên âm quốc
tế - International Phonetic Alphabet (IPA) hoàn toàn dùng một bảng dấu ký âm
quốc tế để biểu đạt cho tất cả chữ cái nguyên
âm và chữ cái phụ âm của tiếng Việt; việc này cũng là nhắm vào mục đích giúp
cho người nước ngoài dễ học và phát âm đúng tiêu chuẩn tiếng Việt. Vào năm 2005
đã có một cuốn sách dạy người nước ngoài học tiếng Việt được xuất bản và bán
trên toàn thế giới, trên Amazon; trong cuốn sách này “SIMPLE VIETNAMESE FOR
YOU” có một bảng dấu ký âm quốc tế IPA đi kèm với bảng mẫu tự tiếng Việt tương
tự như bảng ký âm quốc tế IPA của tiếng Anh, tiếng Pháp.
Quả
thật, trải qua thời gian hơn 400 năm tiếng
Việt đã được hình thành, tu chỉnh, cải tiến và hệ thống hóa cho người
dân Việt Nam có một loại chữ viết riêng, rất độc đáo, rất chính xác tương
đồng với tiếng Việt nói; điểm quan trọng nhất là để dứt khoát tách ra khỏi bị
ảnh hưởng nặng nề của hệ thống chữ Hán truyền thống của Trung Quốc hay chữ Hán Nôm.
Cho đến nay người Việt chắc chắn đã
có được một kho tàng văn học đồ sộ và phong phú với rất nhiều bộ sách
quý, bộ tài liệu giá trị, bộ sách lịch sử, địa lý, khoa học, tác
phẩm văn chương, thi ca, triết học, luận
lý, đạo đức, tu từ
học, ca dao tục ngữ và truyện cổ tích.
Cho
đến thời kỳ Tự Lực Văn Đoàn kéo dài tới hiện tại, tiếng Việt đã ổn định hình thức và nội dung; những qui tắc của cách viết và cách học tiếng Việt như
hiện tại đã rất
vững chắc
không cần những thay đổi mà chúng có thể làm nghèo tiếng Việt và gây xáo trộn
trong cách viết và cách học tiếng Việt của người Việt trong nước và ở hải ngoại,
cũng như gây khó khăn cho người ngoại quốc muốn học tiếng Việt. Chúng ta hãy tự hỏi
nếu có những thay đổi, núp dưới chiêu bài cải tiến, trong tiếng Việt như vậy thì
chúng mang lại lợi ích gì trong thực tế của nước Việt Nam?
Bây
giờ toàn thể
người dân Việt Nam phải cảnh giác đề phòng vì đây
có thể là âm mưu của Tàu Cộng muốn phá hoại tiếng Việt, làm cho thế hệ tương lai của Việt Nam không thể đọc
được chữ
Việt, không hiểu được tư tưởng và đạo đức của người Việt Nam. Một điều quan trọng nhất là thế hệ tương lai Việt Nam sẽ không biết được lịch
sử của nước Việt Nam, và lúc đó trở nên lớp người mất nguồn gốc
ở ngay quê hương của mình. Rồi Tàu Cộng
sẽ đồng hoá người Việt Nam rất dễ dàng.
Người Việt Nam
chúng ta luôn luôn ghi nhớ rằng TIẾNG VIỆT CÒN, NGƯỜI VIỆT CÒN. TIẾNG VIỆT MẤT,
NGƯỜI VIỆT MẤT
Tóm lại, đừng làm nghèo tiếng Việt; ngược
lại, phải làm cho tiếng Việt ngày càng nhuận sắc và phong phú hơn. Cho nên những đề xuất cải
tiến của Bùi Hiền đã rất viễn vông, không thực tế, không thích hợp với tình
hình của chữ quốc ngữ Việt hiện tại, và Bùi
Hiền đã không đưa ra được một lý do chính đáng để cải tiến chữ Việt. Hơn nữa
BH không có sáng kiến
gì cả, vì BH đã ăn cắp vài dấu ký âm
trong công trình tự điển của Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn, bằng chứng như đã nêu
trên. Trong khi tiếng Việt đã là một hệ thống
chữ viết ký âm cố gắng biểu đạt được chính xác cách nói, cách viết của người Việt
trong cả nước. Như vậy có thể khẳng định
rằng tiếng Việt là một hệ thống ngôn ngữ hoàn chỉnh đã trải qua hơn 400 năm từng
được tu chỉnh, cải tiến, và hệ thống hoá.
Tiếng Việt sẽ có cơ hội tốt để trở thành một ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh,
tiếng Pháp.
Cái
quan trọng và thiết yếu nhất là nước Việt Nam cần cải cách chính trị, vì trước nhất phải cải
cách chính trị là tiếp theo đó mọi việc cần thiết cho cuộc sống của toàn thể người
dân Việt sẽ tự động cải cách theo cho thích hợp với chính thể mới của nước Việt
Nam./.
Nguyễn Thành-Trí - Sài Gòn, Chúa Nhật
3/12/2017