NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VẪN KHÔNG KHÁ!
Ngôn Ngữ Chính Trị rất khác với Ngôn Ngữ Kinh Tế. Trong khi Ngôn
Ngữ Chính Trị thường thường có thể bị tráo trở, lừa dối, thay đổi
vì cho rằng đó là Sự Khôn Khéo Chính Trị; ngược lại, Ngôn Ngữ Kinh
Tế luôn luôn phải trung thực, nhất quán có thứ tự, ngoại trừ trường
hợp nó bị sửa đổi theo yêu cầu Không Kinh Tế Từ Bên Ngoài. Bây giờ, chúng ta phải khách quan, trung
thực để nhìn thấy Nền Kinh Tế Việt Nam Suốt Năm 2023 Vẫn Không Khá!
Quả thật niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào triển vọng phát triển tốt của
kinh tế Việt Nam đã và đang giảm dần, cho dù có những báo cáo kinh tế của các
cơ quan chức năng có liên quan đã khôn khéo tô hồng hoặc làm giảm nhẹ
mức độ lao dốc của nền kinh tế Việt Nam. Những con số báo cáo thống kê kinh tế chính thức của chính
phủ vẫn cho thấy nó thấp hơn trên dưới 10% so với
mức trước Đại
Dịch COVID-19 ở Việt Nam vào năm 2019..
Trên thực tế, hiện trạng trì trệ của thị trường bất động sản Việt Nam kéo dài. Tăng trưởng tín dụng chậm là do đầu tư tư nhân và niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục suy giảm. Tổng số vốn đầu tư đã đăng ký khu vực bất động sản cho tới cuối tháng 11/2023 còn rất thấp so với cùng kỳ năm 2022, Ở khu vực sản xuất, tổng số vốn đầu tư chỉ chiếm hơn 60% số vốn đã cam kết gồm có vốn mới và góp vốn bổ sung.
Sản xuất công nghiệp có tăng số ít nhưng vẫn
chậm. Chỉ số sản xuất công nghiệp – IIP của Việt Nam tăng 2% do tăng sản
phẩm xuất khẩu như dệt may, đồ nội thất, điện tử, thiết bị điện, các sản phẩm nông nghiệp chính, và sản phẩm giày da. Nhưng khu vực này đã bị
suy giảm đáng chú ý vì Chỉ Số Quản
Trị Mua Hàng
– PMI của Việt Nam liên tục giảm trong
tháng 11/2023.
Tất
cả nguồn tài trợ đầu tư trong khu vực tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn và tình trạng này kéo dài không được giải quyết
nhanh. Đầu tư công không thể thay thế đầu tư tư nhân. Đến nay kinh tế Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng còn rất thấp so với điều kiện bình
thường, và tình trạng này sẽ kéo dài.
Tiêu dùng khu vực tư nhân cũng đang giảm mạnh.
Hơn nữa, chỉ số giá tiêu dùng – CPI vẫn
thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra cho năm 2023, trong khi giá lương thực và nhà ở vẫn tăng, gây ra lạm phát CPI. Doanh số bán lẻ của
Việt Nam đã chững lại và tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn mức trước đại dịch. Tổng cầu thị trường nội địa vẫn còn giảm đáng kể vì thu
nhập lợi tức của người tiêu thụ Việt Nam đã thấp nay còn bị giảm
mạnh.
Hiện
nay xem xét
quan hệ cung-cầu cho thấy tổng cung từ sản
xuất của các doanh nghiệp trong nước đang vượt quá tổng cầu vì tất cả các thành phần tổng cầu đều suy giảm. Đa số người tiêu dùng nội địa đang chịu đựng
tình trạng kinh tế gia đình giảm sút, dễ cạn kiệt nên họ hạn
chế tiêu dùng. Tài sản của các hộ gia đình
cũng bị tổn
thất do có liên quan tới kết quả của giá bất động sản, giá
cổ phiếu sụt giảm.
Sự tăng trưởng trong nhập khẩu có liên quan với sự phục
hồi của xuất khẩu, do nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chiếm gần như 100% tổng lượng nhập khẩu, và
điều này không tốt. Xuất Nhập Khẩu lũy kế liên tiếp 11 tháng
năm 2023 vẫn thấp hơn cùng kỳ năm 2022 lần lượt giảm 5,9% và 10,7% trong cả năm. Khu vực công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo phục vụ xuất khẩu và các ngành nghề liên quan
đến thị trường bất động sản đều chịu ảnh hưởng giảm mạnh.
Trong cả năm 2023 thị trường tín dụng Việt Nam cũng đã và đang
bị trì trệ kéo dài. Bây giờ, chúng ta
phải khách quan, trung thực để nhìn thấy Nền Kinh Tế Việt Nam Suốt
Năm 2023 Vẫn Không Khá!
@NguyễnThànhTrí@SàiGòn.12262023