Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

B52 BAY TRÊN VÙNG TRỜI CÁC ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TÀU CỘNG

B52 BAY TRÊN VÙNG TRỜI CÁC ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TÀU CỘNG
Dr. Tristan Nguyễn
Phi hành B52
đảo nhân tạo trong Quần đảo Trường Sa do Tàu Cộng chiếm giữ
          Quần đảo Hoang Sa/Paracel IslandsQuần đảo Trường Sa/Spratly Islands trong Biển Đông Nam Á

Bộ Quốc Phòng Mỹ ra thông báo cho biết trong ngày thứ Năm 12/11/2015 “Chiến-Dịch Tự-Do Giao Thông Hàng Không Hàng Hải/Freedom of Navigation Operation” vẫn được tiếp tục thi hành bởi hai chuyến phi hành Pháo Đài Bay B52.
 
Hai chuyến phi hành B52 đã bay trên vùng trời của những hòn đảo nhân tạo trong Quần đảo Trường Sa do Tàu Cộng chiếm giữ là một thông điệp mạnh mẽ rõ ràng của nước Mỹ gởi cho những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng rằng nước Mỹ không công nhận chủ quyền không phận lãnh thổ của Tàu Cộng trong khu vực Biển Đông Nam Á.

Phát ngôn viên của Bô Quốc Phòng Mỹ đã cho biết rằng những chuyến phi hành B52 từ trước tới nay vẫn được thực hiện thường xuyên trong không phận quốc tế của khu vực Châu Á – Tây Thái Bình Dương bao gồm khu vực Biển Đông Nam Á. Phát ngôn viên này còn cho biết thêm là lực lượng quân sự Tàu Cộng ở dưới hòn đảo nhân tạo đã dùng tần số truyền tin quốc tế để “thúc giục các phi công B52 phải bay khỏi vùng trời các hòn đảo nhân tạo của họ”, nhưng các phi công B52 đã mặc kệ cái lực lượng quân sự Tàu Cộng ở những hòn đảo bên dưới, họ cứ tiếp tục bay theo kế hoạch phi hành tuần tra đã định trước. Hai chiếc B52 đã cất cánh từ căn cứ không quân ở Đảo Guam và đã làm xong nhiệm vụ rồi bay trở về đó an toàn.

Để thi hành "Chiến Dịch Tự Do Giao Thông Hàng Không Hàng Hải/Freedom of Navigation Operation" vào ngày 27/10/2015 chiếc khu trục hạm USS Lassen của Hải Quân Mỹ đã thi hành nhiệm vụ tuần tra phạm vi 12 hải lý của hai hòn đảo nhân tạo Subi và Mischief Reefs trong Quần đảo Trường Sa/Spratly Islands do Tàu Cộng chiếm giữ để bày tỏ mạnh mẽ rằng Hải Quân Mỹ không công nhận chủ quyền lãnh hải của Tàu Cộng ở các hòn đảo nhân tạo.

Trên thực tế những rạn san hô bãi đá ngầm cồn cát chìm đã được Tàu Cộng cải tạo xây dựng thành những hòn đảo nhân tạo dùng cho mục đích quân sự ở khu vực quần đảo Trường Sa trong Biển Đông Nam Á đã đang là một trung điểm của cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của các nước có liên quan như Hoa Lục, Đài Loan, Phi, Việt Nam, Mã Lai, Brunei. Một cách thật oái oăm khi những hòn đảo này lại ở gần các nước Mã, Phi, Việt, Brunei hơn Hoa Lục và Đài Loan./.

Dr. Tristan Nguyễn  -  San Francisco, 12/11/2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét