Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

MÓN HÀNG NHÁI RẤT NẶNG KÍ CỦA TÀU CỘNG

MÓN HÀNG NHÁI RẤT NẶNG KÍ CỦA TÀU CỘNG                                     Dr. Tristan Nguyễn


Món Hàng Nhái Rất Nặng Kí Của Tàu Cộng vừa được đem ra trình diện với thiên hạ và để bay thử lần đầu là chiếc phi cơ vận tải quân sự hạng nặng Y-20, nó bị gọi là một món hàng-nhái-rất-nặng-kí là vì nó đã được Hãng Chế Tạo Máy Bay Quân Sự của Tàu Cộng tên Xian Aircraft Corporation sản xuất mô phỏng giống theo thiết kế của chiếc Vận Tải Cơ C-17 Globemaster III của Không Quân Mỹ.

Quân Đội Tàu Cộng có một nhược điểm căn bản là “khiếm khuyết quan trọng về phương tiện vận chuyển hạng nặng”.  Hoa Lục là một lãnh thổ tương đối rộng lớn, nhưng việc vận chuyển quân sự ở bên trong nội địa thì Quân Đội Tàu Cộng vẫn còn phải thường xuyên sử dụng xe lửa trên các tuyến đường tiếp liệu quân sự ở vùng xa. Việc vận chuyển tiếp liệu quân sự và di chuyển vị trí các binh đoàn bằng máy bay vận tải cỡ lớn chở nhiều thì Quân Đội Tàu Cộng chưa từng có khả năng này.  Vì vậy, khi Hãng Xian Aircraft Corporation của Tàu Cộng đã chế tạo được chiếc Y-20 Vận Tải Cơ Quân Sự Hạng Nặng đầu tiên cho Quân Đội Tàu Cộng thì cả một hệ thống thông tin tuyên truyền của chế độ phải ồn ào ca tụng khen ngợi sự phát minh thành công vượt bậc về khoa học hàng không của Tàu Cộng.

Hơn nữa, Quân Đội Tàu Cộng rất hãnh diện vì trong tương lai sẽ sử dụng chiếc Y-20 khổng lồ này để chở những chiếc xe tăng ra chiến trường một cách nhanh chóng, hoặc sẽ có khả năng di chuyển một lúc được nhiều binh lính tới những vùng xa xôi ở Miền Tây Hoa Lục, hoặc có thể mở rộng khả năng hoạt động quân sự của Tàu Công ở Biển Hoa Nam trên các hòn đảo cách xa Hoa Lục và đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Những người cầm quyền Đảng Tàu Cộng nghĩ rằng sức mạnh quân sự của Tàu Cộng sẽ mở rộng ra ở hai vùng Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam khi chiếc Y-20 Vận Tải Cơ Quân Sự Hạng Nặng được thực sự sử dụng để di chuyển nhiều binh lính, để chuyên chở số lượng lớn tiếp liệu, xe tăng, đại pháo tới các vùng xa; hơn nữa, chiếc Y-20 cũng có thể cải tiến để trở thành một máy bay bồn xăng trên không để tiếp nhiên liệu cho các máy bay phản lực chiến đấu đang bay có thể tiếp tục bay làm nhiệm vụ. Đây là một đặc điểm của chiếc Y-20 cải tiến mà Không Quân Tàu Cộng ca ngợi nó là một bước nhảy vọt phát triển kỷ thuật không quân.

Khi xem xét một cách khách quan người ta nhận thấy Quân Đội Tàu Cộng rất yếu kém thiếu hụt về các phương tiện vận chuyển quân sự hiện đại.  Điều này chứng tỏ các tàu của Hải Quân Tàu Cộng không có khả năng hoạt động trên những vùng  biển xa trong một thời gian kéo dài vì Tàu Cộng không có nhiều hải cảng của các nước thân thiện cho phép cập bến, và các máy bay của Không Quân Tàu Cộng cũng không có khả năng bay hoạt động ở những vùng trời xa vì không thể đáp xuống phi trường của một nước nào cho phép tiếp nhiên liệu. Có nhận xét như vừa kể trên, thì người ta hiểu được tại sao Tàu Cộng đã đang ra hết sức của mình để xây dựng những phi trường và hải cảng ở những hòn đảo đang có tranh chấp chủ quyền, hoặc một cách táo tợn, liều lĩnh, và thách thức đối phương là Tàu Cộng cứ đem ra hết công sức xây trọn vẹn những hòn đảo nhân tạo trên những bãi đá ngầm để rồi ở trên mỗi hòn đảo nhân tạo này phải có một phi trường và một hải cảng.
Trên thực tế Quân Đội Tàu Cộng hiện đang sử dụng máy bay Y-8 trong nhiều loại hoạt động quân sự khác nhau như máy bay quan sát địa hình, trinh sát, vận chuyển số ít cỡ nhỏ, máy bay vũ trang với ba súng đại liên hạng nặng và hai súng đại pháo để yểm trợ gần cho bộ binh trên các trận địa chiến đấu. Nếu Quân Đội Tàu Cộng sẽ sử dụng chiếc Y-20 để thay thế chiếc Y-8 thì sẽ gia tăng khả năng hoả lực lớn hơn nhiều lần và chiếc Y-20 cũng có thể cải tiến để trở thành một chiếc pháo đài bay.    
Trên hệ thống truyền thông tuyên truyền của Tàu Cộng đã có loan truyền những tin đồn đoán rằng Tàu Cộng sẽ sử dụng chiếc Y-20 để thử nghiệm các loại vũ khí bắn Tia Sáng Laser trên không, Việc thử nghiệm các loại vũ khí bắn Tia Sáng Laser trên không cũng tương tự như Quân Đội Mỹ đang triển khai chiếc US YAL-1; cũng có những tin đồn đoán rằng Tàu Cộng sẽ cải tiến chiêc Y-20 trở thành một chiếc máy bay bắn Tia Sáng Laser giống như chiếc AC-130 Tactical Laser Gunship của Không Quân Mỹ.
Nếu xét riêng về nhu cầu vận chuyển quân sự thì người ta nhận thấy trong một báo cáo của trường Đại Học Quốc Phòng Nhà Nước Tàu Cộng đã đề nghị Hãng Chế Tạo Máy Bay Quân Sự của Tàu Cộng Xian Aircraft Corporation sẽ sản xuất 400 chiếc Y-20 Vận Tải Cơ Hạng Nặng. Bản báo cáo này còn có phần so sánh là về phương tiện vận tải cơ quân sự hạng nặng thì Nga có 800 chiếc, Ấn Độ có 200 chiếc, Mỹ có 700 chiếc. Trong bản báo cáo này cũng có một điều đáng lưu ý là nó đã nêu ra rõ ràng một nhược điểm của ngành chế tạo máy bay của Tàu Cộng là chưa đạt được khả năng sản xuất hoàn chỉnh động cơ máy bay. Và đây là một trở ngại lớn trong công việc sản xuất hàng loạt chiếc Y-20 trong tương lai. Có lẽ hãng Xian Aircraft Corporation của Tàu Cộng sẽ phải dùng tới những động cơ máy bay quân sự của Nga. Như vậy chiếc Y-20 Vận Tải Cơ Hạng Nặng của Tàu Cộng có hình dáng thân máy bay mô phỏng thiết kế của chiếc C-17 Globemaster III của Mỹ, và những động cơ máy bay thì của Nga!
Quả thật Ngành Chế Tạo Máy Bay Quân Sự của Tàu Cộng đã phát triển chậm và không có khả năng sản xuất được những chiếc vận tải cơ hạng nặng. Kể từ những năm 1990 cho tới bây giờ Tàu Cộng vẫn phải sử dụng những chiếc IL-76 Ilyushin Vận Tải Cơ của Nga. Khi có những phân tích và nhận định vừa nêu trên người ta thấy được nỗi khao khát mong muốn có chiếc vận tải cơ quân sự hạng nặng như kiểu chiếc Y-20 do một hãng chế tạo máy bay của Tàu Cộng tư sản xuất đã và đang luôn luôn nóng bỏng trong lòng của những người cầm quyền Tàu Cộng nói chung. Vì vậy vào ngày 26/1/2013 chiếc Y-20 đã được Không Quân Tàu Cộng bay thử lần đầu tiên thành công, nó đã là một nỗi vui mừng lớn, một niềm hãnh diện của lãnh đạo Đảng Tàu Cộng nói chung đã được thông tin tuyên truyền rộng ra công chúng Hoa Lục.
Tuy nhiên, việc bay thử lần đầu tiên của chiếc Y-20 chỉ là làm xong Giai Đoạn I. Trước khi chiếc Y-20 được xác định là hoàn chỉnh để sẵn sàng đưa vào sử dụng trong thực tế, nó vẫn còn chịu nhiều thử nghiệm trải qua thêm hai giai đoạn nữa, nếu Tàu Cộng thực sự nghiêm túc tuân theo các nguyên tắc tiêu chuẩn hàng không quân sự.
Trong khi Giai Đoạn I là thử nghiệm sức giới hạn trọng tải và bay thử lần thứ nhất để xem tính cách an toàn của việc cất cánh và đáp xuống của chiếc Y-20 xảy ra thế nào, thì Giai Đoạn II của chiếc Y-20 sẽ được thực hiện trong sự bí mật vì nó sẽ được lắp đặt các trang thiết bị điện tử hiện đại, hệ thống ra-đa, hệ thống lái tự động, hệ thống làm tan băng khi bay trên cao độ lớn và hệ thống thân máy bay chống bị đóng băng, và hệ thống điều khiển máy bay trong những điều kiện thời tiết phức tạp. Dĩ nhiên là còn có những trang thiết bị rất bí mật khác nữa tuỳ theo nhu cầu cần phải thử nghiệm. trong Giai Đoạn II này. Sau khi có thể xác định được Giai Đoạn II đã thử nghiệm thành công thì cuối cùng mới bắt đầu Giai Đoạn III là thử nghiệm sức chịu đựng của chiếc Y-20 trong những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, cũng như phải thử bay chiếc Y-20 trên một độ cao tối đa của nó có thể đạt tới và phải thử cho nó đáp xuống ở những nơi gồ ghề thô nhám không phải đường băng xi măng thông thường. Ở đây người ta cần nói rõ là Tàu Cộng có phải tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc tiêu chuẩn hàng không quân sự hay không, đó là vấn đề riêng của Tàu Cộng.  Còn việc mô phỏng thiết kế, lắp vá kỷ thuật để sản xuất chiếc Y-20 Vận Tải Cơ Hạng Nặng của Tàu Cộng có thể là một sai lầm nguy hiểm nghiêm trọng.
Việc mô phỏng thiết kế và lắp vá kỷ thuật để sản xuất chiếc Y-20 Vận Tải Cơ Hạng Nặng đầu tiên của Tàu Cộng rõ ràng là một sai lầm nguy hiểm nghiêm trọng, bởi vì chiếc Y-20 này có một nguồn gốc từ một bản án 15 năm 5 tháng tù giam về tội làm gián điệp cho Tàu Cộng của một người kỷ sư hàng không tên là Dongfan Greg Chung.  Ông Chung sanh tại Hoa Lục, được di dân qua Mỹ, tốt nghiệp ĐH Mỹ ngành kỷ sư hàng không, và được nhập tịch Mỹ. Vào năm 1996 Ông Chung đã được thu nhận vào làm việc tại Công Ty Chế Tạo Máy Bay Rockwell và Boeing của Mỹ. Trong thời gian lâu dài làm việc ở hai công ty Rockwell và Boeing thì Ông Chung đã lấy cắp và tự mình lưu trữ hơn ba trăm ngàn (300000) trang tài liệu của Roskwell và Boeing có liên quan tới các chương trình không gian của Mỹ gồm có những chương trình chế tạo ra-đa và thông tin liên lạc vô tuyến trên phi thuyền không gian, chương trình chế tạo các phi thuyền con thoi, chương trình chế tạo các hoả tiển Delta IV đẩy phi thuyền lên không gian, và chương trình chế tạo các máy bay quân sự của Mỹ. Chính Phủ Mỹ kết tội Ông Chung làm gián điệp cho Tàu Cộng. Trong số các tài liệu mà Ông Chung đã lấy cắp vào năm 2006 có tài liệu chế tạo chiếc C-17 Globemaster III của Không Quân Mỹ, đây là chiếc Vận Tải Cơ Hạng Nặng do Hãng Boeing sản xuất cho Không Quân các nước Mỹ, Gia Nã Đại, Úc, và Anh sử dụng.  Chiếc Y-20 của Tàu Cộng mô phỏng theo thiết kế kỷ thuật của chiếc C-17 Globemaster III của Mỹ.
Nói tóm lại Hãng Chế Tạo Máy Bay Xian Aircraft Corporation của Tàu Cộng đã sản xuất được một Món Hàng Nhái Rất Nặng Kí là chiếc Y-20 mô phỏng theo chiếc C-17 Globemaster III của Mỹ. Hiện nay chiếc Y-20 chỉ được thử nghiệm qua Giai Đoạn I, thử nghiệm còn nhiều thứ phải làm, và thời gian cần thiết của hai giai đoạn phải tuân thủ nghiêm túc còn dài; vì vậy chiếc Y-20 sẽ có thể sử dụng được an toàn hay không còn chưa biết, nhưng Tàu Cộng lại một lần nữa được nổi tiếng về việc làm đủ loại hàng nhái, mà lần này làm ra cái Món Hàng Nhái Rất Nặng Kí để bay trên trời./.
Dr. Tristan Nguyễn

 San Francisco 10/10/2014  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét