Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TÀU TUẦN DUYÊN Á CĂN ĐÌNH BẮN CHÌM TÀU ĐÁNH CÁ TRUNG CỘNG

TÀU TUẦN DUYÊN Á CĂN ĐÌNH BẮN CHÌM 
TÀU ĐÁNH CÁ TRUNG CỘNG





Hải quân nước Á-căn-đình cho biết vào ngày 16/3/2016 một tàu tuần duyên tên Prefecture của Á căn đình đã rượt đuổi và bắn chìm một chiếc tàu đánh cá của Trung Cộng tên Lu Yan Yuan Yu 010 khi chiếc tàu này đang đánh cá bất hợp pháp gần địa điểm Puerto Madryn, Argentina, trong phạm vi 200 hải lý thuộc Khu vực Đặc quyền Kinh tế/EEZ của nước Á căn đình, Nam Mỹ Châu.
Theo báo cáo của Chính quyền Á căn đình thì tàu tuần duyên Prefecture đã nhiều lần gọi liên lạc bằng vô tuyến điện/radio và bắn nhiều phát súng cảnh cáo trước, nhưng chiếc tàu đánh cá Lu Yan Yuan Yu 010 của Trung Cộng đã làm ngơ như không có gì xảy ra, lại còn tắt đèn trên tàu và cố ý chạy đụng vào tàu tuần duyên.  Như vậy quá rõ ràng là tàu đánh cá của Trung Cộng đã ngang ngược, hung hăng xem thường lực lượng hải cảnh chấp pháp của nước khác. 
Hơn nữa,  cố ý lái tàu đánh cá chạy đụng vào tàu cảnh sát biển là một hành động gây nguy hiểm cho chính những ngư phủ người Hoa đang ở trên tàu đó, và cùng lúc cũng gây nguy hiểm cho lính hải quân Á căn đình trên tàu tuần duyên. Đây là lý do chính đáng khiến tàu tuần duyên Prefecture đã quyết định nổ súng bắn ngay tàu đánh cá Lu Yan Yuan Yu 010; kết quả là nó bị bắn chìm. Tàu tuần duyên Prefecture đã vớt lên được thuyền trưởng và ba thuỷ thủ tàu đánh cá. Còn lại 28 thuỷ thủ khác được các tàu đánh cá của Trung Cộng ở gần vùng đó vớt lên.  
Tàu tuần duyên Prefecture, Á căn đình đã có một hành động thích đáng đối với chiếc tàu đánh cá của Tàu Cộng, một hành động trừng phạt mà chưa có một nước nào đã đang bị Tàu Cộng xâm phạm vùng biển đánh trộm tôm cá của nước họ dám phản ứng cụ thể, đó là thực sự bắn chìm chiếc tàu đánh cá của Tàu Cộng. Chỉ có những phản ứng cụ thể, mạnh mẽ, quyết liệt bắn chìm những chiếc tàu đánh cá quốc doanh Tàu Cộng xâm phạm vùng biển đánh trộm tôm cá, thì mới có thể ngăn chặn, làm chấm dứt cái chiến lược xâm chiếm lãnh hải, cướp biển một cách ngang ngược của Tàu Cộng.
Tập đoàn nhà nước Tàu Cộng cướp biển đã nổi giận phản đối chính quyền Á căn đình, nhưng những người cầm quyền nước Á căn đình đã quyết định không nhường nhịn Tàu Cộng được nữa. Sự xâm chiếm vùng biển, đánh trộm cá tôm của nước khác là phạm pháp. Các nước có chủ quyền không thể làm ngơ, dung túng bọn cướp biển tội phạm.  Sự kiện chiếc tàu tuần duyên Á căn đình đã bắn chìm chiếc tàu đánh cá trộm của Tàu Cộng xâm phạm vùng biển rõ ràng là một tiền lệ chấp pháp thích hợp, gương mẫu cho các nước khác có những tranh chấp vùng biển với Tàu Cộng hung hăng, ngang ngược. Tất cả các nước đều phải tôn trọng chủ quyền của nhau, chỉ trừ những nước kẻ cướp xâm lược.  
Thay vì chỉ phản đối bằng lời lẽ ngoại giao đại khái, qua loa, rồi mọi chuyện Tàu Cộng xâm lấn vùng biển đánh trộm cá tôm cứ tiếp tục; lần này chính quyền nước Indonesia đã đối phó cụ thể, mạnh mẽ chống lại những tàu đánh cá Tàu Cộng xâm chiếm vùng biển Indonesia. 
Vào ngày 19/3/2016 ở khu vực biển Natuna Sea trong phạm vi lãnh hải của Đảo Natuna thuộc nước Indonesia, tàu cảnh sát biển Indonesia đã bắt một chiếc tàu đánh trộm cá bất hợp pháp của Tàu Cộng; trên đường chiếc tàu cảnh sát biển bắt kéo đi chiếc tàu đánh trộm cá này, thì một tàu tuần duyên của Tàu Cộng đã chạy đụng vào dây kéo làm cho đứt dây để giải cứu cho chiếc tàu bị bắt. Hành động của tàu tuần duyên Tàu Cộng giải cứu một chiếc tàu đánh trộm tôm cá của nước khác đã bị bắt cũng là phạm pháp. Chính quyền nước Indonesia đã triệu tập viên Đại Sứ Tàu Cộng để nghe lời giải thích của tập đoàn cướp biển Tàu Cộng.
Trong thời gian trước đây Chính quyền Indonesia đã ít quan tâm tới vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông Nam Á giữa Tàu Cộng và các nước có liên quan trong khu vực vì nghĩ rằng Indonesia không có dính líu quyền lợi gì quan trọng, nhưng hiện nay những chiếc tàu đánh cá quốc doanh của Tàu Cộng đã xâm phạm tới chủ quyền vùng biển để đánh trộm tôm cá của nước Indonesia, như vậy có lẽ Tàu Cộng đã trực tiếp lôi cuốn Indonesia vào cuộc tranh chấp lãnh hải Biển Đông Nam Á, và Chính quyền Indonesia đã phản ứng chống lại một cách nhanh chóng, quyết liệt. 
Vào ngày 30/3/2016 Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đã gọi hành động của Tàu Cộng là của những tên cướp biển, và đã điều động phi đội chiến đấu cơ F-16 tới Đảo Natuna để đối phó lại việc tàu tuần duyên Tàu Cộng can thiệp giải cứu tàu bị bắt trong tương lai. Hơn nữa, Chính quyền Indonesia cũng đã tuyên bố điều động bốn đơn vị đặc nhiệm tới Đảo Natuna và sẵn sàng lắp đặt những hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield do Đức chế tạo trên Đảo Natuna.  Để chứng minh sự quyết tâm chống lại chủ trương bành trướng xâm chiếm vùng biển đánh trộm tôm cá của Indonesia, vào ngày 5/4/2016 Chính quyền Indonesia đã cho lệnh phá huỷ 23 chiếc tàu đánh cá của nước ngoài bị bắt về tội xâm phạm lãnh hải, đánh trộm tôm cá của Indonesia.     
Nếu các nước ở Đông Nam Á đang bị Tàu Cộng xâm phạm chủ quyền vùng biển, đánh trộm tôm cá của nước họ đều phản đối mạnh mẽ quyết liệt như hai nước Argentina và Indonesia, thì bắt buộc Tàu Cộng phải chấm dứt cái chiến lược vết dầu loang ra dần dần xâm chiến hết cả Biển Đông Nam Á.
Tuy nhiên cái chiến lược vết dầu loang ra dần dần xâm chiếm vùng biển của các nước khác mà Tàu Cộng đã đang thực hiện cũng có những nhược điểm của nó.  Để thực hiện chiến lược vết dầu loang xâm chiếm cả Biển Đông Nam Á, đảng và nhà nước Tàu Cộng đã đang phối hợp mở ra hai mặt trận tuyên truyền và quân sự hổ trợ lẫn nhau cho tới khi đạt được mục tiêu sau cùng là chiếm hữu, kiểm soát toàn bộ Biển Đông Nam Á.  Trên mặt trận tuyên truyền, đảng và nhà nước Tàu Cộng áp dụng ba loại chiến thuật gọi là chiến thuật pháp lý, chiến thuật tâm lý, và chiến thuật truyền thông tuyên truyền.
(1)  Chiến thuật pháp lý của Tàu Cộng là trước tiên kết án các nước khác trong khu vực Biển Đông Nam Á đã xâm phạm chủ quyền của Hoa Lục Tàu Cộng.  Tàu Cộng nêu ra một quan điểm lịch sử rất là hoang đường, nhưng cũng rất là kỳ cục, nực cười là “Tổ Tiên của Tàu Cộng” đã từng chiếm hữu cả vùng biển Hoa Nam/South China Sea, còn gọi là Biển Đông Nam Á từ thời cổ đại! Vì vậy Tàu Cộng cứ lặp đi lặp lại là bọn họ có quyền pháp lý để chiếm hữu lại cả Biển Đông Nam Á như thời của tổ tiên xa xưa. Cũng tương tự như thế mà Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng sẽ tuyên bố chủ quyền trên Mặt Trăng, bởi vì vua Đường Minh Hoàng, tổ tiên của bọn Tàu Cộng đã từng ngao du Nguyệt Điện vui chơi với ả Hằng Nga trên cung trăng từ ngàn năm trước! 
    Như vậy Mặt Trăng cũng là của bọn Tàu Cộng! Cái chiến thuật pháp lý của Tàu Cộng cũng rất gian manh xảo quyệt là cứ tranh cãi cho có lợi về phần mình khi Tàu Cộng cứ cho rằng mình luôn luôn giữ đúng theo pháp luật, và cứ chỉ trích kết án nước khác vi phạm pháp luật; trong trường hợp Tàu Cộng đã có những vi phạm pháp luật, thì quay lại ngụy biện bào chữa rằng nước khác cũng đã có những vi phạm pháp luật như Tàu Cộng. Thí dụ cụ thể như Việt Nam cũng đã bồi đắp cải tạo làm đảo nhân tạo, cũng giống như bọn Tàu Cộng; chỉ khác nhau là với qui mô lớn nhỏ và phương tiện hiện đại hay không.  
Để yễm trợ cho chiến thuật pháp lý đạt hiệu quả, Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã áp dụng phương cách “lột bắp cải” ở những nơi mà Tàu Cộng có thể xâm chiếm dần dần như lột từng lớp lá cải bắp. Hiện nay nước Việt Nam như một cái bắp cải đã đang bị bọn Tàu Cộng lột ra từng lá cải bắp, phải vậy không?
Cái chiến thuật pháp lý được kết hợp yễm trợ bởi những hoạt động quân sự rõ ràng như sau: trước nhất bọn Tàu Cộng điều động những đội tàu đánh cá quốc doanh tới những vùng biển muốn chiếm hữu, rồi bỏ neo những chiếc phao đánh dấu ranh giới ngư trường của Tàu Cộng. Bọn Tàu Cộng rất gian xảo trong giai đoạn này cố gắng làm ra vẻ đánh bắt tôm cá thông thường, không làm va chạm quyền lợi của ai. Giai đoạn kế tiếp là HQ Tàu Cộng điều động những chiếc tàu tuần duyên tới những vùng biển đã có phao ranh giới ngư trường của Tàu Cộng để bảo vệ an ninh cho những tàu đánh cá; bước tiếp theo là thực sự xây dựng những cơ sở hạ tầng để trợ giúp cho ngư trường hoạt động như trạm cứ thương, nơi tránh giông bão, v.v... kết quả sau cùng là thiết lập một chu vi vùng biển có chủ quyền của Tàu Cộng và để xua đuổi ngăn cấm những tàu đánh cá của các nước khác. Trên thực tế nhiều năm trước đây những tàu đánh cá bị bọn Tàu Cộng xua đuổi ngăn cấm này đã từng hoạt động bình an trong những vùng biển đang bị Tàu Cộng chiếm hữu.
(2)  Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng cũng đã áp dụng chiến thuật tâm lý có hiệu quả đối với một số nước nhỏ trong khu vực đang chịu ít nhiều ảnh hưởng của Tàu Cộng. Các nước này chỉ trông chờ vào luật pháp quốc tế và cố tránh có những hành động phản đối mạnh.
(3)  Tuy nhiên, cả hai chiến thuật pháp lý và chiến thuật tâm lý đều có những nhược điểm ở trong nó. Khi cái bộ máy truyền thông tuyên truyền của Tàu Cộng đã không còn có thể nói láo, xảo trá nguỵ biện cho cái chủ quyền hoang đường thần thoại như đường minh hoàng ở mặt trăng, thì bọn Tàu Cộng bị lộ rõ bộ mặt của những kẻ cướp biển điên cuồng, những tên đế quốc Tàu Cộng xâm lược. Dẫn tới hậu quả của hai chiến thuật pháp lý và chiến thuật tâm lý không thành công.
Mặc dù trong quá khứ các nước Đông Nam Á có lẽ đã chưa từng thực sự đoàn kết, thống nhất để giải quyết những vấn đề chung. Đây cũng là một nhược điểm của họ để cho bọn Tàu Cộng khai thác, lợi dụng gây chia rẽ các nước với nhau.  Cụ thể như Tàu Cộng đã vận động gây áp lực lên các nước Lào, Kampuchia, Miến Điện để ba nước này ủng hộ chủ trương của Tàu Cộng không quốc tế hoá vấn đề Biển Đông Nam Á, trong khi Biển Đông Nam Á đúng là một vấn đề quốc tế rất quan trọng.
Nói tóm lại, gần đây xảy ra  các sự kiện tàu tuần duyên Á căn đình đã bắn chìm tàu đánh cá của Tàu Cộng, tàu hải cảnh Indonesia bắt giữ kéo đi tàu đánh cá của Tàu Cộng, và Chính quyền Indonesia đã phá huỷ những tàu đánh cá bất hợp pháp trong lãnh hải của Indonesia. Điều này chứng tỏ các chiến lược, chiến thuật xâm chiếm vùng biển của Tàu Cộng đã thất bại. 
Nước Philippines đã quyết tâm bảo vệ chủ quyền vùng trời, vùng biển và hải đảo của nước mình khi quyết định phối hợp với nước Mỹ thực hiện những chuyến tuần tra Biển Đông Nam Á để bảo vệ quyền “Tự Do Lưu Thông” của tất cả các nước tự do./.

Dr. Tristan Nguyễn – San Francisco, 26/4/2016 

1 nhận xét:

  1. Nước Philippines đã quyết tâm bảo vệ chủ quyền vùng trời, vùng biển và hải đảo của nước mình khi quyết định phối hợp với nước Mỹ thực hiện những chuyến tuần tra Biển Đông Nam Á để bảo vệ quyền “Tự Do Lưu Thông” của tất cả các nước tự do.

    Trả lờiXóa