Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

NHIỀU ÔNG LỚN MỸ BỊ TÌNH DỤC NỔ TUNG

NHIỀU ÔNG LỚN MỸ BỊ TÌNH DỤC NỔ TUNG
(Hình bìa của Tạp Chí Newsweek)
Dr. Tristan Nguyen – Washington, DC
Phong Trào “#MeToo - #TôiNữa” là một đợt sóng cuồng nộ đang dâng cao để nhận chìm những tai-to và là một cơn gió nóng bỏng đang thổi rám rát những mặt-lớn của xã hội Mỹ từ kỷ nghệ điện ảnh giải trí đến cả hai giới truyền thông và chính trị ở hai sân khấu thượng-hạ viện làm cho nhiều Ông Lớn Mỹ Bị Tình Dục Nổ Tung.

Tạp chí TIME đã chọn bầu nữ ca nhạc sĩ nổi tiếng Taylor Swift, nữ diễn viên điện ảnh Ashley Judd, nữ công nhân hái trái dâu tây Isabel Pascual, nữ vận động hành lang Adama Iwu, và nữ kỷ sư công ty Uber Susan Fowler làm “Person Of The Year 2017 - Người Của Năm 2017” hay còn gọi họ là “Những Người Phá Vỡ Sự Im Lăng – Silence Breakers” ở nước Mỹ và toàn thế giới. Họ đại diện cho người Phụ Nữ Mỹ Bị Hại và họ đã góp công gây nên một phong trào của người Phụ Nữ Mỹ có can đảm nói ra những sự thật về việc họ đã bị người Đàn Ông Mỹ ỷ lại vào chức vụ, cấp bậc cao hơn nên có hành động sàm sỡ sờ sẫm, cử chỉ dê xồm tục tỉu ở nơi làm việc, hay quấy nhiễu tình dục, hoặc hãm hiếp ở phòng nghỉ, nhà riêng mà không có sự đồng ý của họ. Những người phụ nữ bị xâm hại tình dục đã không kịp thời công khai phản đối, vì họ bị ràng buộc bởi công việc, họ sợ bị đuổi việc, sợ mang tiếng con gái bị hãm hiếp thất tiết khiến gia đình họ phải mất danh dự, sợ khi nói ra chuyện họ bị làm nhục như vậy thì không ai tin mình vì đối phương làm nhục mình là một người có chức có quyền đương thời trong xã hội Mỹ hiện tại.

Những chuyện xâm hại tình dục này thực sự đã xảy ra bốn, năm chục năm về trước khi nạn nhân còn là những cô bé 14, 15 tuổi; những nữ diễn viên trẻ đẹp 18, 20 tuổi mới bước chân vào ngành điện ảnh lúc 20 hay 10 năm trước, nên họ rất cần được sự chiếu cố của đạo diễn, của nhà sản xuất phim, cần sự nâng đỡ giới thiệu trong giải thưởng Oscar; họ cũng là những nữ ký giả trẻ cộng sự chưa kinh nghiệm trong kỷ nghệ truyền thông Mỹ.  Phần đông những người phụ nữ nạn nhân bây giờ 50, 60 tuổi và ngoài những minh tinh có sắc đẹp ngày càng lộng lẫy thì nhan sắc của người bình thường đang tới thời kỳ đầu mùa thu; trong khi các Ông Lớn Mỹ ngày càng tăng quan tiến chức, càng có nhiều tiền thì càng có nhiều quyền ở mọi lãnh vực của xã hội Mỹ, đó là một thực tế không thể bàn cãi khác hơn.

Nhưng đã nổ ra vụ nữ ca nhạc sĩ danh tiếng Taylor Swift hồi năm 2013 đứng chụp ảnh chung với nam DJ David Mueller đã bị anh này nổi máu dê xồm đưa tay bóp đít. Taylor Swift không để mặc cảm xấu hổ bị làm nhục mà im lặng nên Taylor Swift công khai chuyện bị bóp đít và thưa DJ Mueller ra toà trong khi đó DJ Mueller đã bị đài phát thanh Thành Phố Denver cho nghỉ việc.  Ở phiên xử ngày 14/8/2017, Taylor Swift chỉ muốn DJ Mueller phải xin lỗi và bị phạt phải trả cho Taylor Swift 1 đôla danh dự.  Cứ tưởng chuyện bóp đít của Taylor Swift là một chuyện nhỏ, người xâm phạm tình dục bị phạt nhẹ nhàng xin lỗi và 1 đôla danh dự là xong chuyện rồi; không ngờ nó lại là ngòi nổ của một trái bom TNT ngàn tấn làm rung rinh tòa Quốc Hội Liên Bang Mỹ cũng như các toà Quốc Hội Tiểu Bang và kể cả Nhà Trắng; kỷ nghệ điện ảnh Hollywood Mỹ; kỷ nghệ truyền thông Mỹ; các viên chức cao cấp tiểu bang; các ông chủ công ty, xí nghiệp cũng bị trước sau nối tiếp nhau nổ tung.  

Có thể nói chung là ở hầu hết mọi lãnh vực làm việc của xã hội Mỹ vấn đề xâm phạm tình dục đã từng xảy ra một trăm năm, một chục năm, một tuần, một ngày, vừa qua!  Có vụ thì nạn nhân bị bịt miệng không nói nên lời nhưng không nguôi căm hận, có vụ thì nạn nhân thưa kiện nhưng giải quyết kín đáo bên ngoài toà án và được bồi thường một số tiền rồi hai bên vui lòng như không chuyện gì xảy ra, có vụ thì nạn nhân cảm thấy mình còn nhỏ bé, cô độc, bơ vơ vì không ai tin chuyện mình bị người lớn làm nhục.

Hiện nay Phong Trào #MeToo - #TôiNữa chẳng những đang dậy sóng-gió ở nước Mỹ mà nó còn lan tràn sang các nước Châu Âu, Châu Úc, và Châu Á, vì nó đích thực là một phong trào người phụ nữ giành lại, giữ lấy phẩm giá đức hạnh của mình.  Họ không để cho người đàn ông xem thường họ như những món đồ chơi, họ bắt người đàn ông phải xin lỗi vì đã cư xử không tốt với họ; vì nếu người vợ không vui lòng đồng ý làm chuyện ấy ấy thì người chồng chớ có ỷ quyền nằm đè lên mà phải bị toà án buộc tội hiếp dâm vợ mình; vì thực sự hiện nay nam-nữ chưa được bình quyền; vì ở chỗ làm việc còn trọng-nam-khinh-nữ và tiền lương của một chức vụ giống nhau nhưng lương của nam nữ chưa được bằng nhau. Và nhất là họ muốn nhắc nhở, nhấn mạnh rằng khi thấy bất cứ người phụ nữ mặc y phục hở hang khoe sắc đẹp, vì một phụ nữ luôn luôn muốn phô bày sắc đẹp của mình ra cho mọi người khác chiêm ngưỡng, thì đừng động lòng dâm dục nổi máu dê xồm hai tay rờ rẫm sờ sẫm, kết quả không kể làm chức vụ gì cũng vào ngồi tù là chắc chắn!  

Vì những lý lẽ trên, tạp chí TIME khi bầu chọn những người Phụ Nữ Mỹ can đảm nói ra và chia sẻ những câu chuyện của họ đã bị hãm hiếp, quấy nhiễu tình dục, phá huỷ trinh tiết, đủ thứ khía cạnh của vấn đề xâm phạm tình dục mà người Đàn Ông Mỹ gây ra cho họ, tạp chí TIME đã gọi họ là “Những Người Phá Vỡ Sự Im Lặng – Silence Breakers” hoặc là “Person Of The Year 2017 - Người Của Năm 2017”.  Quả thật những Ông Lớn Mỹ bị trái bom tình dục nổ tung tiêu biểu là: 

(1) ông trùm kỷ nghệ điện ảnh và nhà sản xuất phim Hollywood tên Harvey Weinstein với 19 cô đào trẻ đẹp tố cáo Weinstein đã xâm hại tình dục họ;

(2) giới truyền thông Mỹ có nam ký giả kỳ cựu danh tiếng Charlie Rose của đài CBS News và PBS, nam ký giả Matt Lauer người hướng dẫn chính chương trình buổi sáng Today Show của đài NBC; hai người này bị những nữ cộng sự viên tố cáo là đã có những cử chỉ và hành vi tình dục không thích hợp ở nơi làm việc, dẫn tới kết quả cả hai đều bị ban giám đốc đài truyền hình cho nghỉ việc; 

(3) giới lập pháp Mỹ có Dân Biểu Hạ Viện tên John Conyers của tiểu bang Michigan và Thượng Nghị Sĩ Thượng Viện tên Al Franken của tiểu bang Minnesota, họ bị tố cáo là đã có cử chỉ tục tỉu, hành vi kém đạo đức với phụ nữ, trong khi những người có chức vụ dân cử phải giữ tác phong, tư cách tiêu chuẩn đạo đức cao; kết quả là cả hai ông này đều phải từ chức; 

(4) mới đây vào ngày thứ Ba 12/12/2017 trong cuộc bầu cử đặc biệt của tiểu bang Alabama để bầu thượng nghị sĩ đại diện cho tiểu bang ở Quốc Hội Mỹ, ứng cử viên của Đảng Cộng Hoà là chánh án Roy Moor bị những người phụ nữ ở Alabama tố cáo Moor đã làm nhục họ mấy chục năm trước, lúc đó họ còn tuổi vị thành niên và Moor 32 tuổi làm luật sư, vì những cáo buộc này của nạn nhân làm cho Roy Moor bị thất cử thượng nghị sĩ vào Thuợng Viện Mỹ. Người dân tiểu bang Alabama không muốn một người kém đạo đức mất tư cách như Roy Moor làm đại diện của họ: 

(5) còn có một Ông Lớn Nhất Nước Mỹ là Donald Trump đã bị 16 người Phụ Nữ Mỹ cáo buộc tội xâm phạm tình dục vào thời gian trước khi làm tổng thống Mỹ. Trump cãi chối tất cả cáo buộc này, Trump nói không hề quen biết những người nữ này và cho rằng họ tố cáo Trump vì có động lực chính trị; tuy nhiên, vấn đề Xâm Phạm Tình Dục làm gì có tính chính trị.

Những người Phụ Nữ Mỹ Bị Hại này đã yêu cầu Quốc Hội Mỹ điều tra về việc khiếu kiện của họ bị Trump xâm phạm tình dục và chắc chắn rằng họ sẽ không bị bịt miệng; họ yêu cầu Danh Dự và Công Lý phải được trả lại cho họ./.

Dr. Tristan Nguyễn – Washington, DC 14/12/2017

(Hình bìa của Tạp Chí Newsweek) 

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Ý ĐỒ VÀ DÃ TÂM CỦA BÙI HIỀN

Ý ĐỒ VÀ DÃ TÂM CỦA BÙI HIỀN
BÙI HIỀN ĐÃ ĂN CẮP
SẢN PHẨM TRÍ TUỆ CỦA NGUYỄN VĂN KHÔN
Ở SÀI GÒN TRƯỚC NĂM 1975




BẰNG CHỨNG BÙI HIỀN ĐàĂN CẮP SẢN PHẨM TRÍ TUỆ CỦA HOC GIẢ NGUYỄN VĂN KHÔN
Bùi Hiền không có phát minh, sáng kiến gì cả, vì Bùi Hiền rõ ràng đã ăn cắp vài dấu ký âm trong công trình tự điển của học giả Nguyễn Văn Khôn ở thời kỳ Miền Nam VNCH mấy chục năm trước 1975 còn có bằng chứng trên giấy trắng mực đen như sau:

VIỆT – ANH ANH - VIỆT TỪ ĐIỂN LOẠI THÔNG DỤNG
TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KHÔN
DO NHÀ SÁCH KHAI TRÍ ẤN HÀNH
LẦN THỨ NHẤT XONG NGÀY 14-4-1967
TẠI NHÀ IN RIÊNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN.
GPKD SỐ 987 TBTTCB/BC3/XB NGÀY 6-4-1967

Sản phẩm trí tuệ của học giả Nguyễn Văn Khôn đã có 50 năm tuổi.  Nó trân trọng ra mắt mọi người Việt Nam ở Miền Nam VNCH vào ngày 14/4/1967 tại Sài Gòn.  Nhà Sách KHAI TRÍ đã bán rất chạy cuốn tự điển của Nguyễn Văn Khôn vì rất nhiều người Miền Nam Việt Nam lúc đó đã rất ham thích học tiếng Anh.

Người trí thức, cho dù là trí thức cộng sản hay trí thức tự do không cộng sản, cũng phải có lòng tự trọng trí thức, không nên ăn cắp sản phẩm trí tuệ của người khác, không nên cướp công lao động trí óc của người khác;  tuyệt đối không được làm như vậy.  Ở Việt Nam còn có bao nhiêu vụ ăn cắp sản phẩm trí tuệ khác nữa, mà hiện nay chưa bị phát hiện!
Bây giờ Bùi Hiền đã làm như vậy rồi, thật là đáng tiếc.

Nhưng ý đồ và dã tâm của Bùi Hiền rất lớn, cũng như cái tội của Bùi Hiền vô cùng lớn đối với đất nước và người dân Việt Nam.  Bởi vì Bùi Hiền muốn làm xáo trộn một hệ thống đã hoàn chỉnh chữ viết, qui tắc chính tả, và văn phạm tiếng Việt; Bùi Hiền muốn huỷ bỏ một kho tàng văn học đồ sộ và nền văn chương rất phong phú của nước Việt Nam.

Điểm quan trọng nhất là Bùi Hiền làm cho thế hệ tương lai người Việt không đọc được sách lịch sử của dân tộc Việt Nam, việc này có kết quả là người Việt Nam mất nguồn gốc trên chính quê hương của mình. Cả một dân tộc bị mất nguồn gốc thì dễ dàng bị Tàu Cộng đồng hoá và đô hộ.  Bùi Hiền có tội rất lớn với đất nước và nhân dân Việt Nam.

Nguyễn Thành-Trí - Sài Gòn, ngày 5/12/2017



Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

ĐỪNG LÀM NGHÈO TIẾNG VIỆT


ĐỪNG LÀM NGHÈO TIẾNG VIỆT
Bùi Hiền
Nguyễn Thành-Trí, Sài Gòn - Chúa Nhật 3/12/2017

Bùi Hiền (BH) không có phát minh, sáng kiến gì cả, vì BH rõ ràng đã ăn cắp vài dấu ký âm trong công trình tự điển của “Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn” ở thời kỳ Miền Nam VNCH mấy chục năm trước 1975 còn có bằng chứng trên giấy trắng mực đen như sau: VIỆT – ANH ANH - VIỆT TỪ ĐIỂN LOẠI THÔNG DỤNG TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KHÔN DO NHÀ SÁCH KHAI TRÍ ẤN HÀNH LẦN THỨ NHẤT XONG NGÀY 14-4-1967 TẠI NHÀ IN RIÊNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN. GPKD SỐ 987 TBTTCB/BC3/XB NGÀY 6-4-1967

Mục đích cải cách chữ quốc ngữ Việt, hay tiếng Việt, là làm cho tiếng Việt đơn giản, dễ nói, dễ nghe, dễ viết, dễ hiểu; chẳng những cho mọi người Việt trong nước và ở hải ngoại mà còn cho bất cứ người ngoại quốc nào muốn học tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải vì muốn tiếng Việt trở nên đơn giản mà làm cho tiếng Việt thành ra kệch cỡm, khó nghe, khó nói do thiếu sự phối hợp hài hoà giữa các ngữ tố, ngữ âm hay âm tiết trong một ngữ cảnh, và gây khó khăn trong việc viết đúng chính tả và đúng ngữ pháp tiếng Việt. Hơn nữa Bùi Hiền (BH) không có phát minh, sáng kiến gì cả, vì BH rõ ràng đã ăn cắp vài dấu ký âm trong công trình tự điển của “Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn” ở thời kỳ Miền Nam VNCH mấy chục năm trước 1975 còn có bằng chứng trên giấy trắng mực đen như sau: VIỆT – ANH ANH - VIỆT TỪ ĐIỂN LOẠI THÔNG DỤNG TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN KHÔN DO NHÀ SÁCH KHAI TRÍ ẤN HÀNH LẦN THỨ NHẤT XONG NGÀY 14-4-1967 TẠI NHÀ IN RIÊNG CỦA NHÀ XUẤT BẢN. GPKD SỐ 987 TBTTCB/BC3/XB NGÀY 6-4-1967

Sau đây chúng ta hãy xem xét cái kiểu viết chữ quốc ngữ Việt, hay tiếng Việt, do ông PGS.TS. Bùi Hiền (BH), nguyên Hiệu Phó trường ĐHSP Ngoại Ngữ Hà Nội, vừa phát minh và đề xuất cải cách!  Tiếng Việt thường phát âm như thế nào thì viết ra như thế nấy, vì ngay từ đầu người sáng tạo ra chữ quốc ngữ Việt đã cố gắng sử dụng các mẫu tự Latinh để phiên âm và biểu đạt càng đúng tiếng Việt chừng nào càng tốt chừng nấy; tuy nhiên, không phải vì vậy mà hiểu lầm những dấu ký hiệu phiên âm, còn gọi là dấu ký âm của tiếng Việt là những mẫu tự rồi dùng chúng để thay cho mẫu tự với cái biện luận hàm hồ là chúng có thể rút ngắn, tiết kiệm nét chữ viết!

BH đã đề xuất cải tiến bảng mẫu tự và chính tả tiếng Việt, BH cho biết rằng trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm bút-giấy-mực. BH đã biện luận những điểm bất hợp lý là: “Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 mẫu tự để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ c, q, k trong các chữ “cuốc, quốc, ca, kali”; tr, ch trong các chữ “tra, cha”; s, x trong các chữ “sa, xa” v.v… Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị của một số phụ âm đứng cuối vần như ch, ng, nh trong các chữ “mách, ông, tanh”, v.v…” Vì vậy BH đề nghị bỏ chữ “đ” ra khỏi bảng mẫu tự tiếng Việt hiện tại và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latinh như “f, j, w, z” và thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng mẫu tự tiếng Việt cụ thể là “c” thay thế “ch, tr”; “d” thay thế “đ”; “g” thay thế “g, gh”; “f” thay thế “ph”; “k” thay thế “c, q, k”; q thay thế ng, ngh; s thay thế s, x; x thay thế kh; w thay thế th; z thay thế  d, gi, r. Vì âm “nhờ” của chữ cái “nh” chưa có ký tự, hay còn gọi là dấu ký âm, mới để thay thế nên BH đề nghị tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt.  Hầu như các ngôn ngữ trên thế giới không có chữ cái nào là n’ (n phẩy lửng) trong khi tiếng Việt có chữ cái phụ âm “nh” ở đầu tiếng và ở cuối tiếng như trong chữ “nhanh”.

Chữ quốc ngữ Việt cải tiến của Bùi Hiền chỉ dựa trên giọng nói của riêng thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản và 6 thanh điệu tiêu chuẩn (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã, bằng); nguyên tắc là mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt. Như vậy chữ quốc ngữ cải tiến của BH không biểu đạt được cả nước bao gồm giọng nói của người Sài Gòn, Miền Tây Hậu Giang, Miền Trung Quảng Nam - Đà Nẳng - Huế.  Ngôn ngữ của một quốc gia cần phải có tính đa dạng phong phú của các địa phương tiêu biểu, chứ không riêng giọng nói ở thủ đô; trong khi đó giọng nói thủ đô Hà Nội hiện nay rõ ràng chưa phải là chuẩn mực cho cả nước học nói theo và còn nhiều sai sót.

Một cách khách quan và cụ thể chúng ta hãy xem xét những đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ Việt của Bùi Hiền như sau:

Không thể dùng chữ “d” thay chữ “đ”; vì “da” khác với “đa”, “do” khác với “đo”, “di” khác với “đi”, v.v…và cách phát âm hai chữ này hoàn toàn khác nhau.

Không thể dùng chữ “c” thay chữ “ch”, “tr”; vì “chờ” khác với “trờ”, “chữ” khác với “trữ”, “chung” khác với “trung”,v.v... Cách phát âm chuẩn của “ch” với “tr” hoàn toàn khác nhau; nếu phát âm “ch” và “tr” giống nhau như một số đông người Hà Nội hiện nay nói không phân biệt được “ch” và “tr” thì rõ ràng họ đã phát âm sai. Có một phát hiện ở đây là Bùi Hiền đã “ăn cắp” dấu ký âm “c” của một học giả và là một nhà làm tự điển Việt – Anh và tự điển Anh - Việt có tên NGUYỄN VĂN KHÔN ở Miền Nam VNCH thời kỳ mấy chục năm về trước.  Trước năm 1975 Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn đã dùng dấu ký âm “c” để phiên âm mẫu tự kép “ch”, trong các chữ “cha chú, chế, chi, chủ, v.v…” được phiên âm là “ca cú, cé, ci, củ”

Không thể dùng chữ “g” thay chữ “g”, “gh”; vì “gi” khác với “ghi”, v.v... Qui tắc viết chính tả tiếng Việt không được viết “gê” mà phải là “ghê”, không được viết “ge” mà phải là “ghe”; cũng như không được viết “gha”, “ghu”, “ghư” mà phải là “ga”, “gu”, “gư”, v.v…

Không thể dùng chữ “s” thay chữ “s”, “x”; vì “sương” khác với “xương”, “sung” khác với “xung”, “sô” khác với “xô”, v.v... Cách phát âm chuẩn của “s” với “x” hoàn toàn khác nhau; nếu phát âm giống nhau thì rõ ràng phát âm sai.  Hiện tại có một số rất đông người Hà Nội phát âm không phân biệt “s” với “x” một cách rất tự nhiên đáng ngạc nhiên!

Không thể dùng “x” thay chữ “kh”; vì “xung” khác với “khung”, “xông” khác với “không”, v.v... Cũng có một phát hiện ở đây là Bùi Hiền đã “ăn cắp” dấu ký âm “x” của một học giả và là một nhà làm tự điển Việt – Anh và tự điển Anh - Việt có tên NGUYỄN VĂN KHÔN ở Miền Nam VNCH thời kỳ mấy chục năm về trước. Trước năm 1975 Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn đã dùng dấu ký âm “x” để phiên âm mẫu tự “kh”, trong các chữ “kha khá, khế, khi, khô, khu, v.v…” được phiên âm là “xa xá, xé, xi, xo, xu”

Không thể dùng “z” thay chữ “d”, “gi”, “r”; vì “dông”, “giông”, “rông” được phát âm chuẩn hoàn toàn khác nhau; nếu phát âm giống nhau thì rõ ràng phát âm sai. Ở đây một lần nữa nhắc tới người Hà Nội trong việc phát âm cẩu thả, không chuẩn, không rõ, không phân biệt các âm của “d”, “gi”, “r” một cách đáng tiếc!

Không thể dùng “k” thay chữ “c”, “q”, “k”; vì qui tắc viết chính tả và phát âm chuẩn của “cuốc” khác với “quốc”; hơn nữa “k” khi ghép với “h” để thành chữ cái phụ âm kép “kh” ở đầu một chữ thì phải phát âm rất khác với “k”; như trong các chữ “kê” và “khê”, “cô” và “khô”, “ki” và “qui” và “khi”.  Cách phát âm chuẩn và qui tắc viết chính tả của những chữ này hoàn toàn khác nhau, nếu gọp chung lại để thay thế bằng một mẫu tự “k” đúng là một chuyện phá bỏ qui tắc chính tả một cách không thông minh.

Không thể dùng chữ cái “q” thay chữ cái phụ âm kép “ng”, “ngh”; vì mẫu tự “q” không có ở cuối hay ở đầu của một chữ trong tiếng Việt. Nếu dùng một chữ cái “q” để thay thế “ng” và “ngh” trong chữ “nghe ngóng” để trở thành “qe qóq” thì đúng là quái đản lập dị.  Qui tắc viết chính tả tiếng Việt chữ “ng” ở đầu chữ được viết với “a, o, ô, u, ư” thành những chữ “nga”, “ngo”, “ngô”, “ngu”, “ngư”. Chữ “ngh” ở đầu chữ được viết với “i, y, e, ê” thành những chữ “nghi”, “nghy”, “nghe”, “nghê”. Như vậy theo đề xuất của BH thay chữ “ng”, “ngh” bằng một chữ “q” thì phải bỏ qui tắc viết chính tả rất hoàn chỉnh của tiếng Việt!  Đúng là một đề nghị rất sai trái và ngu xuẩn không thể chấp nhận được!

Không thể dùng “f” thay chữ cái phụ âm kép “ph”, vì đây là một dấu ký âm. Hơn nữa “f” là một dấu ký âm trong công trình tự điển của Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn ở thời kỳ Miền Nam VNCH mấy chục năm trước 1975.  Thí dụ các chữ “pha, phải, phê, phi, phu, v.v…”được phiên âm “fa, fải, fe, fi, fu”

Không thể dùng chữ cái “w” thay cho “th”, vì “w” hoàn toàn xa lạ với tiếng Việt và cách phát âm của “w” gần giống với một bán nguyên âm của các chữ “oa, oai, oe, oan, qua, quai, que, quan, v.v…” trong khi cách phát âm của “th” là một phụ âm khi phát âm lưỡi phải chạm vào răng trên, vì vậy “w” và “th”, một là bán nguyên âm và một là phụ âm, không tương đồng thì không thể dùng thay thế cho nhau. Rất rõ ràng là chữ cái “w” có trong chữ “wong” của tiếng Trung Quốc.  Mẫu tự “w” không nằm trong bảng chữ cái và cách phát âm của tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh, Pháp, Tàu thì có chữ cái “w”. 

Hoa Văn cũ hay chữ Tàu truyền thống không thay đổi nhưng khó học, khó nhớ, nên Trung Quốc chỉ cải tiến bổ sung một hệ thống Hoa Văn mới được đơn giản hoá bằng những mẫu tự ít nét chữ viết.  Để cho học sinh Trung Quốc và người nước ngoài dễ học loại tiếng Tàu mới này; Trung Quốc cũng đã tạo ra một loại tiếng Tàu mới viết bằng những mẫu tự Latinh ABC theo cách phiên âm của chữ Tàu để học nói nhanh chóng. Thí dụ:

Ch “dào” nghĩa là “đáo, tới”; và “dāo” nghĩa là “đao, cây dao”. Nhưng tiếng Trung Quốc không có đầy đủ dấu giọng hay dấu âm tiết.  Có một đặc điểm khác biệt lớn giữa tiếng Việt và tiếng Trung Quốc là trong khi tiếng Việt có đầy đủ sáu “dấu giọng – accent marks” (sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã, bằng) còn tiếng Trung Quốc thì không có đủ.  Khi nghe một người Việt nói tiếng Việt có những âm tiết khác nhau khiến cho ngữ điệu tiếng Việt líu lo như nghe chim hót.

Hơn nữa tiếng Việt cũng như tiếng Trung Quốc là tiếng đơn âm, mỗi chữ là một âm có một nghĩa riêng biệt và có đặc tính ghép chữ; khi ghép 2 hoặc 3 chữ lại với nhau thành 1 chữ mới với một nghĩa mới riêng biệt.

Thí dụ Ch nghĩa là “đàn bà” và nghĩa là “trẻ con”.  Khi ghép hai chữ này lại với nhau, trở thành một chữ …và có nghĩa là “tốt”.  Như vậy “đàn bà” + “trẻ con” = “tốt” trong tiếng Trung Quốc. 

Trong tiếng Việt chữ “phá” được ghép với các chữ “án, cửa, đám, gia, giới, hoại, kỷ lục, trật tự, v.v…” thành những chữ mới có nghĩa mới khác nhau “phá án, phá cửa, phá đám, phá gia, phá giới, phá hoại, phá kỷ lục, phá trật tự”

Hiện nay rất đông người Việt có tệ nạn nói tắt, viết tắt trong tiếng Việt; điều này làm tiếng Việt trở nên kỳ cục, nghèo nàn trên phương diện nói và viết. Thí dụ: như chữ “bác” có thể ghép với các chữ để thành “bác sĩ”, “bác học”, “bác vật”, “bác Hồ”, “bác ái”, “bác nông dân”, “bác tiều phu”, uyên bác”, “bác cổ”, “bác nhã”, “bác án”, “bác đơn”, bác bỏ”, “bác tạp”, v.v…. Với bao nhiêu chữ ghép với “bác”, vậy nếu nói tắt hay viết tắt “bác sĩ” chỉ bằng một chữ “bác” thì phải hiểu thế nào, “bác sĩ” hay “bác Hồ”?  Chúng ta không thể bắt chước theo tiếng Anh, một thứ tiếng đa âm trong một chữ dài nên người ta có khuynh hướng nói tắt cho gọn; như chữ “doctor” được nói tắt là “doc”; “favorite” nói tắt là “fav”, nhưng khi viết phải viết nguyên chữ. Việc nói hay viết rút ngắn tiếng Việt không đúng cách, không đúng chữ, không đúng ngữ cảnh chỉ làm nghèo tiếng Việt và khiến tiếng Việt trở nên kệch cỡm.                                                    

Để nâng tiếng Việt lên ngang tầm một ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp, đã có những cố gắng tạo ra và giới thiệu với các giới ngôn ngữ học quốc tế một hệ thống dấu ký hiệu phiên âm quốc tế - International Phonetic Alphabet (IPA) hoàn toàn dùng một bảng dấu ký âm quốc tế đ biểu đạt cho tất cả chữ cái nguyên âm và chữ cái phụ âm của tiếng Việt; việc này cũng là nhắm vào mục đích giúp cho người nước ngoài dễ học và phát âm đúng tiêu chuẩn tiếng Việt. Vào năm 2005 đã có một cuốn sách dạy người nước ngoài học tiếng Việt được xuất bản và bán trên toàn thế giới, trên Amazon; trong cuốn sách này “SIMPLE VIETNAMESE FOR YOU” có một bảng dấu ký âm quốc tế IPA đi kèm với bảng mẫu tự tiếng Việt tương tự như bảng ký âm quốc tế IPA của tiếng Anh, tiếng Pháp.


Hoặc là vào Google tìm SIMPLE VIETNAMESE FOR YOU với Link Google https://www.amazon.com/Simple-Vietnamese-You-Nguyen-Thanh/dp/1419607111

Quả thật, trải qua thời gian hơn 400 năm tiếng Việt đã được hình thành, tu chỉnh, cải tiến và hệ thống hóa cho người dân Việt Nam có một loại chữ viết riêng, rất độc đáo, rất chính xác tương đồng với tiếng Việt nói; điểm quan trọng nhất là để dứt khoát tách ra khỏi bị ảnh hưởng nặng nề của hệ thống chữ Hán truyền thống của Trung Quốc hay chữ Hán Nôm.  Cho đến nay người Việt chắc chắn đã có được một kho tàng văn học đồ sộ và phong phú với rất nhiều bộ sách quý, bộ tài liệu giá trị, bộ sách lịch sử, địa lý, khoa học, tác phẩm văn chương, thi ca, triết học, lun lý, đạo đức, tu từ học, ca dao tục ngữ và truyện cổ tích.

Cho đến thời kỳ Tự Lực Văn Đoàn kéo dài tới hiện tại, tiếng Việt đã ổn định hình thức và nội dung; những qui tắc của cách viết và cách học tiếng Việt như hiện tại đã rất vững chắc không cần những thay đổi mà chúng có thể làm nghèo tiếng Việt và gây xáo trộn trong cách viết và cách học tiếng Việt của người Việt trong nước và ở hải ngoại, cũng như gây khó khăn cho người ngoại quốc muốn học tiếng Việt.  Chúng ta hãy tự hỏi nếu có những thay đổi, núp dưới chiêu bài cải tiến, trong tiếng Việt như vậy thì chúng mang lại lợi ích gì trong thực tế của nước Việt Nam?  

Bây giờ toàn thể người dân Việt Nam phải cảnh giác đề phòng vì đây có thể là âm mưu của Tàu Cộng muốn phá hoại tiếng Việt, làm cho thế hệ tương lai của Việt Nam không th đọc được chữ Việt, không hiểu được tư tưởng và đạo đức của người Việt Nam.  Một điều quan trọng nhất là thế hệ tương lai Việt Nam sẽ không biết được lịch s của nước Việt Nam, và lúc đó trở nên lớp người mất nguồn gốc ở ngay quê hương của mình.  Rồi Tàu Cộng sẽ đồng hoá người Việt Nam rất dễ dàng.

Người Việt Nam chúng ta luôn luôn ghi nhớ rằng TIẾNG VIỆT CÒN, NGƯỜI VIỆT CÒN. TIẾNG VIỆT MẤT, NGƯỜI VIỆT MẤT

Tóm lại, đừng làm nghèo tiếng Việt; ngược lại, phải làm cho tiếng Việt ngày càng nhuận sắc và phong phú hơn.  Cho nên những đề xuất cải tiến của Bùi Hiền đã rất viễn vông, không thực tế, không thích hợp với tình hình của chữ quốc ngữ Việt hiện tại, và Bùi Hiền đã không đưa ra được một lý do chính đáng để cải tiến chữ Việt.  Hơn nữa BH không có sáng kiến gì cả, vì BH đã ăn cắp vài dấu ký âm trong công trình tự điển của Tiền Bối Nguyễn Văn Khôn, bằng chứng như đã nêu trên. Trong khi tiếng Việt đã là một hệ thống chữ viết ký âm cố gắng biểu đạt được chính xác cách nói, cách viết của người Việt trong cả nước.  Như vậy có thể khẳng định rằng tiếng Việt là một hệ thống ngôn ngữ hoàn chỉnh đã trải qua hơn 400 năm từng được tu chỉnh, cải tiến, và hệ thống hoá. Tiếng Việt sẽ có cơ hội tốt để trở thành một ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh, tiếng Pháp.

Cái quan trọng và thiết yếu nhất là nước Việt Nam cần cải cách chính trị, vì trước nhất phải cải cách chính trị là tiếp theo đó mọi việc cần thiết cho cuộc sống của toàn thể người dân Việt sẽ tự động cải cách theo cho thích hợp với chính thể mới của nước Việt Nam./.

Nguyễn Thành-Trí - Sài Gòn, Chúa Nhật 3/12/2017