Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

NGÀY 30/4/1975 NỘI CHIẾN VN CHƯA DỨT - APRIL 30, 1975 VN CIVIL WAR KEEPS UP!

NGÀY 30/4/1975 

NỘI CHIẾN VIỆT NAM CHƯA DỨT!

     

APRIL 30, 1975 VIETNAM CIVIL WAR KEEPS UP!

Nguyễn Thành Trí     
Kể từ lúc những phát súng của đảng CSVN-một đảng chính trị đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau theo tính cách yêu cầu hoạt động từng giai đoạn-bây giờ nó không cần phải che giấu gì nữa, thì hãy gọi đích danh nó là đảng Việt Cộng-nó đã nổ súng giết chết các đối thủ chính trị thuộc các đảng đối lập với nó, vào lúc đó là nó đã chính thức khởi động một cuộc nội chiến giữa Quốc Gia và Cộng Sản ở nước Việt Nam; các cuộc thủ tiêu người của các đảng phái khác là những cuộc ám sát chính trị và cũng là một chỉ dấu rất rõ ràng có một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực lãnh đạo xã hội Việt Nam trong thời gian cuối của triều đại vua Bảo Đại. 

Kể từ ngày thành lập đảng Việt Cộng là những người đảng viên Việt Cộng đã có sẵn ý định gây cuộc nội chiến “bạo lực cách mạng” để tranh giành với các đảng phái khác mà tiêu biểu là Việt Nam Quốc Dân Đảng-còn gọi là Việt Quốc, và để tiêu diệt cái giai cấp phong kiến đang cầm quyền chính phủ quân chủ. 

Chiến tranh Việt Nam trong hai mươi năm 1955-1975 rõ ràng là một cuộc nội chiến kéo dài có đầy đủ tính chất của nó, nhưng vì cái mặc cảm tội lỗi đã gây ra nội chiến quá lâu, quá đẫm máu, quá đau thương, quá vô-nghĩa, và quá vô-ích cho nhân dân Việt Nam, nên đảng Việt Cộng và bè lũ tay sai đã đang rất “nhạy-cảm-dị-ứng” với tiếng danh từ kép “Nội Chiến Việt Nam” mà họ không dám nhìn nhận sự thật lịch sử.

Cách nay 40 năm vào ngày 30/4/1975 khi ông Dương Văn Minh Tổng Thống cuối cùng của nước VNCH đã tuyên bố sẵn sàng “bàn giao” chính quyền VNCH ở Miền Nam lại cho chính phủ CMLTCHMNVN của đảng Việt Cộng, thì họ đã vui mừng kết luận rằng, 

“đảng Việt Cộng đã rất tài tình chủ động bắt đầu và kết thúc chiến tranh Việt Nam một cách sáng tạo”, nhưng họ thực sự đã bịp bợm, đã lừa gạt, đã nói khoe khoang láo toét vì cuộc Nội Chiến Việt Nam do họ gây ra vẫn không được họ chấm dứt một cách tốt đẹp; ngược lại, họ vẫn còn tiếp tục gây nội chiến cho tới nay bởi cái bản chất hung bạo, gian manh, xảo quyệt của đảng Việt Cộng được thực hiện qua những chính sách phân biệt đối xử để trả thù đối phương bị lừa gạt đang sa cơ thất thế một cách rất thảm hại độc ác. 

Sự kiện lịch sử cho thấy những đảng viên Việt Cộng không có đạo đức, không có lương tâm dân tộc được thể hiện rõ ràng qua việc họ đã hành động đào-mồ-cuốc-mả của những người lính VNCH, và họ đã canh giữ cái nghĩa trang quân đội VNCH bị bỏ hoang tàn không chăm sóc, nhưng không cho phép thân nhân người chết được tảo mộ, dọn dẹp sửa chữa những ngôi mộ bị hư. Đảng Việt Cộng đã trả thù người chết như vậy, thì những đối tượng còn sống làm sao tránh khỏi bị đọa đày thậm tệ!  

Để chứng minh rằng đảng Việt Cộng đã gây ra cuộc nội chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam chúng ta hãy xem xét những sự kiện lịch sử từ những năm 1930.  Tháng 7/1932 tại thành phố Nam Kinh các nhóm trí thức Việt Nam hải ngoại đã được sự trợ giúp của Trung Hoa Quốc Dân Đảng để thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong thập niên 1930 tinh thần cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái của Nguyễn Thái Học đã thúc đẩy mạnh phong trào đấu tranh theo Chủ Nghĩa Tam Dân. Các đảng phái Quốc Gia đã được thành lập như Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (1936), Đại Việt Quốc Dân Đảng (1938), Đại Việt Dân Chính Đảng (1938). 

Tháng 5/1945 tại thành phố Trùng Khánh, Việt Nam Quốc Dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính Đảng thành một đảng mới ởtrong nước Việt Nam có tên gọi là Đại Việt Quốc Dân Đảng, ở Trung Quốc thì gọi là Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Việt Quốc, vì lý do tế nhị ngoại giao với đồng minh Trung Hoa Quốc Dân Đảng nên tránh gọi tên Đại Việt. Các đại biểu của Việt Nam Quốc Dân Đảng đã được Tổng Bí Thư Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Uỷ Viên Trưởng Chính Phủ Trung Hoa Dân Quốc là ông Tưởng Giới Thạch tiếp đón trong buổi lễ chào mừng Việt Nam Quốc Dân Đảng. Trong cùng thời gian này đảng Cộng Sản Đông Dương đã xem đảng Việt Quốc là một đối thủ chính trị hạng nặng.

Tháng 11/1945 ở Việt Nam đảng Việt Quốc đã phát hành tuần báo Chính Nghĩa và nhật báo Việt Nam tại Hà Nội có những bài viết tuyên bố đảng Việt Quốc tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học.  Đảng Việt Quốc cũng đã tố cáo Hồ Chí Minh phản bội Mặt Trận Thống Nhất (1942-1945) bằng cách lãnh đạo đảng Việt Cộng đơn phương cướp chính quyền VN vào tháng 8/1945. Đảng Việt Quốc cũng đã tố cáo đảng Việt Cộng-lúc đó gọi là Việt Minh-đang có một chính sách sai lầm là khủng bố các đảng phái cách mạng khác. 

Đảng Việt Quốc kêu gọi thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp chân chính thực sự lãnh đạo nhân dân giành độc lập, đồng thời kêu gọi các thành viên Việt Minh nhận biết rằng lãnh đạo của họ đang sử dụng họ vào các mục tiêu tranh giành quyền lực không ích lợi cho quốc gia dân tộc.

Nhật báo Việt Nam ít khi dùng danh từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nếu phải dùng thì để nó trong dấu ngoặc kép.  Đảng Việt Quốc đã không thừa nhận quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do đảng Việt Cộng tạo ra, và họ buộc tội Hồ Chí Minh là độc tài. Họ cũng tố cáo Tổng Bộ Việt Minh là đảng Việt Cộng lừa bịp, bắt cóc thủ tiêu đối lập và đảng Việt Cộng đã tổ chức các cuộc tấn công vũ trang vào văn phòng đảng Việt Quốc.

Trong năm 1945 lực lượng quân sự Việt Nam Quốc Dân Đảng có sự hỗ trợ của quân đội Trung Hoa Dân Quốc trở về Việt Nam đã đánh chiếm Lào Cai và Sa Pa. Trong hai năm 1945-1946 tại miền Bắc và miền Trung đảng Việt Quốc đã thành lập bảy chiến khu chống Pháp.

Trong miền Nam, ông Nguyễn Hoà Hiệp một cựu sĩ quan cấp tướng của Quân Đội Trung Hoa Dân Quốc đã thành lập Đệ Tam Sư Đoàn Dân Quân, gồm có Việt Quốc và các đảng phái không theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam Quốc Gia Đảng, Huỳnh Long Đảng, Việt Nam Ái Quốc Đoàn và một nhóm Phật Giáo mở các mặt trận chống Pháp tại miền Ðông cho đến Tây Ninh và Gia Ðịnh. Sau khi đảng Việt Cộng-Việt Minh đã cướp chính quyền vào ngày 19/8/1945 thì các đơn vị vũ trang của đảng Việt Cộng có tấn công căn cứ Vĩnh Yên của đảng Việt Quốc làm một số người chết. 

Ngày 19/4/1945, tướng Tiêu Văn của Quân Đội Trung Hoa Dân Quốc đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải giữa đảng Việt Quốc, đảng Việt Cách và đảng Việt Cộng-Việt Minh. Kết quả là cả ba đảng đã thỏa thuận thành lập một Chính Phủ Liên Hiệp, quân đội các bên không dùng vũ lực giải quyết những vấn đề bất đồng chính kiến, đồng thời chấm dứt việc công kích nhau trên báo chí. Ngày24/2/1946, tại Đại Sứ Quán Trung Hoa, dưới sự chủ trì của tướng Tiêu Văn, hội nghị giữa các đảng phái Việt Cộng, Việt Quốc, Việt Cách, Dân Chủ đã thống nhất về việc thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến.

Ngày 2/3/1946 Quốc Hội họp và đã thành lập Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến gồm 12 thành viên, trong đó Hồ Chí Minh (Việt Cộng) Chủ Tịch, Nguyễn Hải Thần (Việt Cách) Phó Chủ Tịch; Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) Bộ Trưởng Ngoại Giao; Vũ Hồng Khanh Phó Chủ Tịch Kháng Chiến uỷ viên hội và Chu Bá Phượng (Việt Quốc) Bộ Trưởng Kinh Tế.  Tuy nhiên, chính phủ liên hiệp này đã thất bại hoàn toàn.  

Vào tháng 7/1946 nhân có “Vụ Án Phố Ôn Như Hầu” ở Hà Nội, đảng Việt Cộng-Việt Minh đã ra sức tiêu diệt đảng Việt Quốc, các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải trốn sang Trung Hoa. Trương Tử Anh Đảng Trưởng đảng Việt Quốc bị mất tích, có thể là ông bị bắt cóc và thủ tiêu. Từ tháng 7/1946 đến tháng 11/1946, nhiều đại biểu quốc hội là đảng viên Việt Quốc bị bắt. Ngày 17/2/1947, đảng Việt Quốc tham gia Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Toàn Quốc, chống chính phủ Việt Minh của đảng Việt Cộng, ủng hộ giải pháp Bảo Đại thành lập chính quyền Quốc Gia Việt Nam. Vào tháng 8/1948 Hoàng Đạo chết tại Trung Quốc, và năm 1949 Nhượng Tống bị đảng Việt Cộng ám sát tại Hà Nội.

Ở Trung Hoa Lục Địa-còn gọi là Hoa Lục trong thời gian những năm 1927-1950 đã xảy ra cuộc nội chiến Quốc-Cộng giữa Trung Hoa Quốc Dân Đảng và đảng Cộng Sản Trung Quốc-còn gọi là đảng Tàu Cộng, họ thực ra là những đảng viên cũ cánh tả và có khuynh hướng cộng sản của Quốc Dân Đảng tách ra, do những bất đồng ý kiến chính trị về quan niệm phát triển kinh tế, xã hội. 

Cuộc nội chiến Quốc-Cộng ở Hoa Lục bắt đầu năm 1927 khi phái cánh hữu của Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã thanh trừng những người cánh-tả khuynh-cộng của Quốc Dân Đảng.  Những bất đồng chính kiến sâu sắc tiêu biểu cho sự chia rẽ ý thức hệ giữa Quốc Dân Đảng được Phương Tây ủng hộ và đảng Tàu Cộng do Mao Trạch Đông lãnh đạo được Liên Sô ủng hộ.

Cuộc nội chiến Quốc-Cộng đã tạm ngưng do cuộc Chiến Tranh Trung Nhật.  Trung Hoa Quốc Dân Đảng và đảng Tàu Cộng thoả thuận thành lập Liên Minh Kháng Chiến Trung Quốc chống xâm lược Nhật, cho tới khi Nhật bị Đồng Minh đánh bại vào tháng 8/1945 kết thúc Thế Chiến II; sau đó nội chiến Quốc-Cộng lại tiếp tục vào năm 1946. 

Sau 23 năm (1927-1950) nội chiến Quốc-Cộng đã chấm dứt không chính thức, Đảng Tàu Cộng do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã kiểm soát Hoa Lục gồm cả đảo Hải Nam để thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa hay còn gọi là Trung Cộng; còn phe Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo kiểm soát các lãnh thổ đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và một số đảo ở ngoài khơi tỉnh Phúc Kiến. 

Cho đến nay chưa có cuộc đình chiến chính thức đã được hai bên Quốc-Cộng ký kết, mặc dù Đài Loan và Hoa Lục đã có những quan hệ đầu tư kinh tế-tài chính chặt chẽ.

Phải sơ lược tình hình nội chiến Quốc-Cộng ở Trung Hoa như trên để hiểu rõ thêm về tình hình nội chiến Quốc-Cộng ở Việt Nam trong thập niên 1940-1950. Trong khi Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã thua cuộc phải mang danh xưng nước Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan, còn đảng Tàu Cộng đã thắng cuộc dựng lên nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ở trong Hoa Lục vào năm 1949. 

Sự kiện lịch sử quan trọng như vậy đã ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh đảng Việt Cộng trấn áp tiêu diệt đối thủ là hai đảng Việt Quốc, Việt Cách ở Việt Nam.  Hơn nữa đảng Tàu Cộng đã trợ giúp đảng Việt Cộng một cách đáng kể trong chiến tranh Việt-Pháp bằng các đơn vị chí nguyện quân và chuyên gia quân sự Tàu Cộng trực tiếp tham chiến trong trận đánh Điên Biên Phủ tương tự như Tàu Cộng đã trợ giúp Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên. Chính vì thế đảng Việt Cộng phải chịu ảnh hưởng rất nhiều vào đảng Tàu Cộng.  

Sự kiện đảng Việt Cộng ký kết Hiệp Ước Geneva 1954 chia đôi nước Việt Nam cũng là làm theo ý đồ của hai đảng Nga Sô và Tàu Cộng để thực hiện chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa Quốc Tế Cộng Sản nhằm thôn tính Miền Nam VN và cả vùng Đông Nam Á trong tương lai.  Sự kiện đảng Việt Cộng nhận sự ủy nhiệm của Quốc Tế Cộng Sản để xâm lăng VNCH đã được chính Hồ Chí Minh xác nhận trong “Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam” là “Chúng ta theo chủ nghĩa Quốc Tế, không theo chủ nghĩa Quốc Gia. Chúng ta phải nâng cao tinh thần đấu tranh giải phóng, nghĩa là hình thức thì Dân Tộc mà nội dung là Quốc Tế. Nhận chỉ thị của Quốc Tế Cộng Sản để giải quyết vấn đề cách mạng ở nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. Như thế là đảng Việt Cộng đã có sự ủy nhiệm của hai đảng cộng sản Nga Sô và Tàu Cộng để đánh chiếm VNCH ở miền Nam VN, rồi sau đó sẽ đánh chiếm cả vùng Đông Nam Á.

Người ta xem xét lại những sự kiện lịch sử của cuộc Chiến Tranh Việt Nam trong thời gian 1955-1975 đúng ra nó là cuộc Nội Chiến Việt Nam kéo dài từ 1945-1975 do đảng Việt Cộng khởi động khi họ đã nổ súng triệt hạ các đối thủ chính trị của các đảng Quốc Gia đối lập với họ.  

Người ta nhận thấy rõ cuộc Chiến Tranh Việt Nam không phải là cuộc Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc; ngược lại, nó đúng là cuộc Nội Chiến Việt Nam kéo dài nhất, đau thương tổn hại sinh mạng nhiều nhất, gian manh tội lỗi lừa gạt nhất để đảng Việt Cộng cướp đoạt chính quyền, độc tài đảng trị khiến cho cả nước trở thành một “thuộc-địa-kiểu-mới-của Đế-Quốc-Tàu-Cộng-thời-đại”, và cưỡng bức người dân Việt Nam làm “nô-lệ-kiểu-mới-của-chế-độ” vì “đảng-Việt-Cộng-rõ-ràng-là-một-đảng-chư-hầu-kiểu-mới-của-đảng-Tàu-Cộng”.

Quả thật là sau Hiệp Ước Geneva ngày 20-07-54, đảng Việt Cộng tiếp tục cuộc nội chiến một cách âm thầm bằng cách chôn dấu vũ khí, đạn dược và để gài lại Miền Nam 60000 đảng viên, cán bộ dưới quyền lãnh đạo của Lê Duẩn, Bí Thư Xứ Ủy Nam Bộ. Như vậy quá rõ ràng đảng Việt Cộng ở Miền Bắc đã chuẩn bị tấn công VNCH ở Miền Nam ngay khi vừa ký kết Hiệp Ước Geneva; tuy nhiên, đảng Việt Cộng đã tuyên truyền vu cáo rằng VNCH không chấp thuận cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956, hoặc vì có sự can thiệp của Mỹ tại Miền Nam VN. Với sự chuẩn bị tiếp tục cuộc nội chiến và nhận lệnh từ trung ương đảng ở Hà Nội thì những cán bộ, đảng viên Việt Cộng tại Miền Nam đã bắt đầu nổi loạn từ tháng 10/1957. 

Những hoạt động khủng bố của các lực lượng Việt Cộng gồm có những vụ việc ngăn lưu thông trên sông, cấm họp chợ mua bán, ám sát các viên chức xã ấp VNCH, thu thuế các tiệm quán ở các thị trấn, đào phá đường xe liên tỉnh, quận và đắp mô trên đường lộ chặn xe đò chở hành khách, đốt phá trường học để khủng bố tinh thần giáo viên và học sinh; đảng Việt Cộng ở Miền Nam còn nhiều loại hoạt động khủng bố khác nữa để phá rối trật tự xã hội miền Nam VN. Vào tháng 1/1960 đảng Việt Cộng ở Miền Nam đã bắt đầu “Phong Trào Đồng Khởi” nhằm phá hoại hạ tầng cơ sở của VNCH trên một qui mô rộng lớn hơn.

Để xoá bỏ ảnh hưởng của đảng Việt Cộng không ngừng tuyên truyền là họ thực hiện cuộc “Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc”, và cũng là “Chiến Tranh Đánh Đế Quốc Mỹ Xâm Lược” người ta phải xem xét trên thực tế không thấy có chuyện “Mỹ xâm lược Miền Nam VN” để cho Việt Cộng “đánh Mỹ cứu nước”.  

Ngay sau Thế Chiến II, chế độ thuộc địa đã cáo chung, bản Tuyên Cáo 14-08-41 Hiến Chương Đại Tây Dương do hai nước Mỹ và Anh Quốc cam kết tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các quốc gia bị đô hộ. Đối với các quốc gia dân chủ Tây phương không còn đi “xâm lược” để tìm thuộc địa mà phải trao trả nền độc lập cho các nước thuộc địa của họ. 

Nước Mỹ trao trả độc lập cho nước Phi Luật Tân vào năm 1946. Nước Pháp, sau khi chánh phủ De Gaulle thất bạị trong việc tái chiếm Việt Nam, Tổng Thống Pháp Vincent Auriol đã ký với Quốc Trưởng Bảo Đại một Hiệp Ước Elysee ngày 08/03/1949 nước Pháp chấp thuận cho nước Việt Nam độc lập trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp.  

Trong khi đảng Việt Cộng đã đồng hóa “sự hiện diện của lính Mỹ để giúp VNCH chống cộng” với “sự xâm lược Miền Nam của Mỹ” để có cái cớ xâm lăng Miền Nam VN; ngược lại, đảng Việt Cộng đã che giấu sự có mặt của 320000 lính Tàu Cộng, những phi công chiến đấu Bắc Hàn, và chuyên viên phòng không của Nga Sô đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến.

Thực chất cuộc Nội Chiến Việt Nam đã được phơi bày ra khi đảng Việt Cộng khoe khoang láo toét là họ “đã kết thúc chiến tranh một cách rất tài tình!”  Nếu vào ngày 30/4/1975 là kết thúc chiến tranh “Giải Phóng Miền Nam, Thống Nhất Đất Nước” thì chắc chắn trước hết là “giải phóng Người Dân Miền Nam khỏi sự nô lệ của Đế Quốc Mỹ” để họ được giải thoát mà trở lại với Dân Tộc Việt Nam trong sự đùm bọc, bao dung của tình thương dân tộc trên tinh thần hoà-hợp-dân-tộc, và thống nhất đất nước thì chắc chắn trước hết là “thống nhất ý chí của toàn thể Nhân Dân Việt Nam trên tinh thần hoà-giải-quốc-gia. 

Tuy nhiên, trong suốt 40 năm qua (1975-2015), công cuộc hoà-giải-quốc-gia-hoà-hợp-dân-tộc quí giá cao cả đó vẫn chưa hề được những người cầm quyền đảng Việt Cộng thành thật thực sự thi hành theo yêu cầu nguyện vọng chính đáng và tha thiết của Nhân Dân Việt Nam.

Quả thật cuộc Nội Chiến Việt Nam phải được vẻ vang kết thúc vào ngày 30/4/1975 thì đàng này ngược lại sự mong đợi của toàn dân Việt Nam là vì đảng Việt Cộng chỉ trước sau gì cũng làm nhiệm vụ quốc tế do hai đảng cộng sản Nga Sô, Tàu Cộng uỷ nhiệm để cưỡng chiếm lãnh thổ VNCH một vùng đất tự do của người dân Miền Nam, để đảng Việt Cộng vẫn còn là những tên lính xung kích của Đế Quốc Nga Sô, Tàu Cộng đánh chiếm Đông Nam Á, và nhất là khi người dân Miền Nam vẫn còn bị đảng Việt Cộng đối xử như là thù địch trong các “chính sách phân biệt đối xử Quốc Cộng”. 

Đảng Việt Cộng luôn có mặc cảm tội lỗi đã gây nội chiến kéo dài 30 năm (1945-1975) và vẫn còn tiếp tục nhiều năm nữa khi họ đã đang thực hiện những chính sách phân biệt đối xử với những người Việt Quốc Gia, không thực sự thành thật tu chỉnh hiến pháp để thực hiện hoà giải, hoà hợp dân tộc khi họ vẫn còn độc tài đảng trị. Khi đảng Việt Cộng vẫn không chấp nhận hiện có những đảng chính trị Việt Nam khác đang hoạt động đối lập là họ vẫn còn độc tôn, độc quyền lãnh đạo xã hội, độc tài quản lý nhà nước; như thế là họ vẫn còn chủ trương tiếp tục cuộc Nội Chiến Việt Nam dưới một hình thức khác.  

Nội chiến là một cuộc xung đột vũ trang giữa hai hoặc nhiều thành phần nhân dân trong cùng một quốc gia, một dân tộc nhưng quyết liệt bất đồng chính kiến, quan điểm về một vấn đề nội bộ như tranh giành quyền lực lãnh đạo xã hội, quản lý nhà nước, tổ chức chính phủ VN. Nội chiến cũng có thể là một cuộc xung đột không vũ trang giữa những thành phần nhân dân chống đối những người cầm quyền độc tài, phân biệt đối xử, không chấp nhận đối lập chính trị ở trong nước VN.  Khi các Quyền Tự Do của người dân VN thực sự không được hưởng; nền Độc Lập của nước VN thực sự cũng không có; chính quyền VN thực sự là độc tài đảng trị, không phải chính quyền dân chủ dân cử chân chính; nhất là Quyền Yêu Nước của người dân VN đã đang bị nhà cầm quyền cưỡng đoạt.

Người dân VN càng ngày càng nhận biết rõ là đảng Việt Cộng đã đang bị lệ thuộc hoàn toàn vào đảng Tàu Cộng, thì người dân VN khẳng định rằng đảng Việt Cộng đã đang tiếp tục cuộc nội chiến với Nhân Dân Việt Nam. 

Cuộc nội chiến Việt Nam đã chưa hết vào ngày 30/4/1975 cách nay 40 năm như đảng Việt Cộng đã huênh hoang, khoe khoang, láo toét là đã “bắt đầu và kết thúc chiến tranh Việt Nam một cách tài tình!”. Vì đảng Việt Cộng có mang nặng cái mặc cảm tội lỗi đã gây cuộc Nội Chiến Việt Nam kéo dài quá lâu và vẫn còn tiếp tục khi họ đã đang xảo quyệt không thành thật thực hiện thực sự công việc hoà-giải-quốc-gia-chân-chính và hoà-hợp-dân-tộc theo yêu cầu, nguyện vọng tha thiết của người dân Việt Nam, họ rất “nhạy-cảm-dị-ứng” với tiếng danh từ kép Nội-Chiến-Việt-Nam. Ngày 30/4/1975 Nội Chiến Việt Nam Chưa Dứt./.

Nguyễn Thành Trí, Sài Gòn 30/4/2015

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

OUR FAMILY BROTHERS & SISTERS MACV & ARVN

OUR FAMILY
BROTHERS & SISTERS
MACV & ARVN
ALWAYS IN OUR HEARTS

GIA ĐÌNH CHÚNG TA
ANH-CHỊ-EM
MACV & QLVNCH
LUÔN Ở TRONG TIM CHÚNG TA


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

LỆNH ĐUỔI NHÀ ÔNG ĐẠI SỨ MỸ NGÀY 29/4/1975 Ở NƯỚC VNCH

LỆNH ĐUỔI NHÀ ÔNG ĐẠI SỨ MỸ 
NGÀY 29/4/1975 Ở NƯỚC VNCH                       
Nguyễn Thành Trí


(Đại Sứ Mỹ Graham Martin đã rời khỏi Sài Gòn lúc 4 giờ rưỡi sáng 30/4/1975 trên chiếc trực thăng TQLC cuối cùng bay ra Chiến Hạm USS Blue Ridge ở ngoài khơi Biển Đông. Trong hình trên các phóng viên báo chí đang phỏng vấn Ông Graham Martin.  
Photo credit Designer Nguyen Phan Thanh.)

Phải nói cho đúng là “Dân Chúng Miền Nam Việt Nam Hoảng Sợ Chạy Trốn Cộng Sản Việt Nam!”, vì thật rõ ràng không phải Đồng Minh Mỹ tháo chạy bởi đã thua trận như những cách nói hàm hồ của luận điệu tuyên truyền xảo quyệt của cộng sản quốc tế và CSVN để làm nhục Chính Phủ Mỹ. 

Trong vòng sáu mươi ngày sau khi Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973 được ký kết thì toàn bộ các đơn vị quân sự Đồng Minh, Mỹ và Bộ Chỉ Huy MACV trở về nước Mỹ trong danh dự bởi vì họ đã làm xong nhiệm vụ chặn đứng cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt để bảo vệ tự do cho nhân dân miền Nam Việt Nam được thực hiện quyền Dân-Tộc-Tự-Quyết tự do chọn lựa chính thể giữa cộng sản độc tài hoặc cộng hoà tự do.  

Trái với thực tế của luận điệu tuyên truyền gian trá của cộng sản là người Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam để biến miền nam thành một thuộc địa kiểu mới, hoặc là trở nên Tiểu Bang thứ 51 của Đế Quốc Mỹ.
Cho dù Cộng Sản Bắc Việt và VC Miền Nam đã quá gian manh, quỷ quyệt, nhưng chính họ không nghĩ tới việc họ cố ý vi phạm Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973, cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, loại bỏ chính phủ VNCH, lại là một cơ-hội-tốt cho người Mỹ rửa sạch tiếng xấu là đế quốc xâm lược miền Nam Việt Nam. 

Cho tới ngày 30/4/1975 thì nhân dân miền Nam Việt Nam và nhân dân miền Bắc Việt Nam cũng như nhân dân các nước khác đã biết rất rõ ai chính là kẻ xâm lăng miền Nam Việt Nam. Thật quá bất hạnh cho nhân dân miền Nam Việt Nam khi không được chính thức bầu cử tự do trong một cuộc tổng tuyển cử có quốc tế giám sát thì họ cũng có thể “bầu-cử-bằng-chân” của họ từ-chối-cộng-sản và cũng có quốc tế quan sát nhận thấy “kết-quả-không-cộng-sản” trong sự tự do chọn lựa của nhân dân miền Nam Việt Nam bắt đầu kể từ ngày TT Thiệu ra lệnh “Di Tản Chiến Thuật” bỏ trống Miền Trung cả hai Vùng I và Vùng II Chiến Thuật. Nhân Dân VNCH tự do đã liều chết chạy lánh nạn cộng sản. Nhân Dân VNCH, người Việt Nam nói chung, đã công khai bỏ phiếu lựa chọn giữa cộng sản độc tài hoặc cộng hoà tự do một cách rất rõ ràng.
Ngày 30/4/1975 cũng chính là ngày Chính Phủ Mỹ đã triệt để tôn trọng Chủ Quyền của Chính Phủ VNCH, nghiêm chỉnh làm đúng theo lời yêu cầu của ông Thủ Tướng VNCH Vũ Văn Mẫu là tất cả người Mỹ phải đi khỏi miền Nam Việt Nam trong thời hạn 24 giờ đồng hồ. Như vậy thì Đồng Minh Mỹ đã không phải bị thua trận mà tháo chạy; ngược lại, Đồng Minh Mỹ đã phải vội vã ra đi vì bị chính Đồng Minh VNCH “đuổi-nhà-không-cho-ở-chung-nữa”. 

Thường thường người trí thức tự do tây phương hay tự nói về những thành công hay thất bại, những ủng hộ thuận lợi hoặc áp lực trở ngại, để phân tích tìm hiểu rút kinh nghiệm cho chính mình và cho người khác; còn đối với ông Vũ Văn Mẫu thì có vẻ “cam-lòng-chịu-đựng-sự-phũ-phàng-nhục-nhã” khi chính ông Mẫu đã phải giữ im lặng cho tới chết.
Một cách rất đáng ngạc nhiên là chẳng những không có một tên lãnh đạo CSVN nào trên bình diện chính trị và quân sự, mà cũng không còn có một tên trí thức cộng sản ở trong đảng CSVN và trí thức VN ở ngoài đảng trên bình diện lịch sử, có đủ can đảm và lòng tự-trọng-trí-thức để nói tới chuyện ông Thủ Tướng VNCH Vũ Văn Mẫu đã “đuổi-nhà” ông Đại Sứ Mỹ trong thời hạn một ngày để cho họ, CSVN, cưỡng chiếm toàn bộ lãnh thổ VNCH một cách quá dễ dàng. Cũng có thể CSVN đã lường gạt cả hai ông tổng thống và thủ tướng cuối cùng của VNCH một cách quá dễ dàng trong những ngày sau cùng của một chế độ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam tự do.
Cũng có thể vì ở trong một chế độ cộng sản không có tự do ở nước Việt Nam nên họ, những người trí thức cộng sản cũng như không cộng sản, cũng không có lòng tự-trọng-trí-thức để nói về một sự thật, một sự kiện lịch sử quan trọng ở Việt Nam đã xảy ra trong ngày 29/4/1975. Đó không phải là một chiến thắng quân sự. Vì làm thế nào có chiến thắng quân sự khi đã ký kết Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973.  Đó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến cho tên Lê Đức Thọ không dám nhận Giải Nobel Hoà Bình. Quả thật, đó đúng là một sự gian xảo lường gạt.
Đó cũng chính vì một lời yêu cầu của ông Thủ Tướng VNCH đã tạo ra một hình ảnh của ông Đại Sứ Mỹ với một lá cờ Mỹ xếp gọn theo hình tam giác được ôm trong tay ông ta và vội vã cùng với vài người lính Mỹ bảo vệ cho ông bước lên một chiếc trực thăng TQLC Mỹ bay ra khỏi Sài Gòn. Họ là những người Mỹ sau cùng phải vẩy tay chào từ giả Sài Gòn vào lúc 4 giờ rưỡi sáng sớm ngày 30/4/1975. Đối với ông Đại Sứ Mỹ thì luôn luôn phải tôn trọng và bảo vệ Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm, và Tình Người. Tổ Quốc là lá cờ Mỹ ông đang ôm trong tay. Danh Dự là khi “được yêu cầu ra đi thì sẵn sàng ra đi!” 

Nếu ông Thủ Tướng VNCH đã không “đuổi người Mỹ phải đi khỏi miền Nam Việt Nam trong thời hạn 24 giờ đồng hồ”, mà ngược lại đó là một lời “chính thức yêu cầu nước Mỹ cứu nạn nước VNCH trước thảm hoạ CSBV”, thì biến chuyển tình hình ở Sài Gòn vào ngày cuối tháng Tư và những ngày đầu tháng Năm 1975 chắc có lẽ đã khác hơn là cuộc cưỡng chiếm lãnh thổ VNCH một cách quá dễ dàng. 

Sau khi đã ký kết Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973, các hành động của nước Mỹ đối với nước VNCH phải bị ràng buộc có “danh chính ngôn thuận”. Tại sao trên làn sóng phát thanh của Đài Sài Gòn vào buổi sáng sớm ngày 29/4/1975 ông Vũ Văn Mẫu Th. T. VNCH đã không công khai yêu cầu nước Mỹ cứu nạn thảm hoạ cộng sản, thay vì đuổi người Mỹ đi khỏi miền Nam VN. Nếu người Mỹ không đi, thì rõ ràng người Mỹ đã vi phạm chủ quyền quốc gia VNCH.
Rất nhiều người Việt Nam đã không biết, hoặc đã bị tuyên truyền cộng sản nên hiểu lầm rằng “Đồng Minh Mỹ tháo chạy”, hoặc họ đã có biết nhưng họ lại cố quên rồi chuyện “Ông-Thủ-Tướng-Một-Ngày” chỉ một ngày 29/4/1975 làm thủ tướng VNCH, nhưng ông thủ tướng này lại có đủ thẫm quyền ra lệnh cho Đồng Minh Mỹ phải “tháo-chạy” trong thời hạn chỉ một ngày. 

Quả thật rõ ràng đây là một thứ “định-mệnh-cay-nghiệt” dành cho ông Đại Sứ Mỹ! Ông Thủ Tướng VNCH Một Ngày đúng là khắc-tinh của ông Đại Sứ Mỹ đã hơn một ngàn ngày làm việc và sống tại Sài Gòn! Vấn đề tôn trọng danh dự và mạng sống của chính mình là một chuyện quan trọng, nhưng Trách Nhiệm và Tình Người lại là một chuyện khác quan trọng hơn nhiều nữa.
Vì vậy ông Đại Sứ Mỹ đã từ chối lên chiếc trực thăng TQLC đầu tiên bay đi. Trong thời hạn 24 giờ đồng hồ của ngày 29/4/1975 thì ông đại sứ đã quyết định ở lại cho tới những phút sau cùng để ông chắc chắn rằng tất cả công-dân-Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã ra đi an toàn, và nhất là những người Việt Nam, có lẽ có gần ba ngàn người đã vào được “lãnh địa của toà Đại Sứ Mỹ” có nghĩa là họ “vào-được-cái-nhà-của-ông-đại-sứ”, và họ đã được 75 chiếc trực thăng TQLC Mỹ đưa đi ra những chiếc tàu HQ Mỹ ở ngoài khơi Biển Đông. Nếu ông Đại Sứ Mỹ có một thứ “quyền-năng-đặc-biệt” như Siêu-Nhân có thể nắm giữ trái đất lại không cho xoay tròn hết một ngày để thời gian ngừng lại, thì ông đã di tản hết những người Việt Nam ngồi chờ chuyến trực thăng TQLC Mỹ bay đi. Khi hiểu cái giới hạn khả năng của ông đại sứ trong thời hạn một ngày, thì người ta hiểu được cái ý nghĩa sâu sắc của một tấm hình chụp chiếc trực thăng đậu trên nóc toà đại sứ và một đoàn người tiếp theo nhau leo cầu thang để vào bên trong chiếc máy bay di tản.
Quả thật, “Những Ngày Cuối Tháng Tư Ở Việt Nam” đúng ra là của ông Graham Martin, Đại Sứ Mỹ ở nước VNCH. Ông Graham Martin đã hết sức giúp đở di tản rất nhiều người miền Nam Việt Nam lánh nạn Cộng Sản Việt Nam. Ông Đại Sứ Mỹ là người đại diện cho nước Mỹ trong quan hệ ngoại giao với nước VNCH. Ông đại sứ đã phải giả từ Sài Gòn, thủ đô của nước VNCH, trong thời hạn một ngày dựa trên lời yêu cầu của ông Thủ Tướng VNCH. Ông đại sứ đã đi khỏi nước VNCH vì Tổ Quốc, Danh Dự, và Trách Nhiệm của ông. Sự ra đi vội vàng của ông đại sứ là vì cái thời hạn 24 giờ đồng hồ phải chắc chắn rằng tất cả những người ra đi được an toàn; tuy nhiên, sự ra đi quá nhiều mệt mõi này, vì cho tới 4 giờ rưỡi sáng ngày 30/4/1975 ông đại sứ mới lên chuyến bay trực thăng cuối cùng rời khỏi Sài Gòn, cũng đã gián tiếp có thể làm phục hồi danh dự cho MACV, một phái bộ quân sự cũng giống như ông đại sứ luôn luôn tôn trọng tôn chỉ hành động bảo vệ “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm và Tình Người”.
Phái bộ MACV đã an toàn trở về nước Mỹ trong danh dự sau khi hiệp định hòa bình đã được ký kết. Còn hơn thế nữa, sự ra đi của ông đại sứ chẳng những phục hồi danh dự cho MACV, mà còn có thể gián tiếp phục hồi danh dự cho Quân Lực VNCH, một quân đội cộng hoà đã từng được sự trợ giúp của MACV để trở nên một quân đội đứng hàng đầu ở Đông Nam Á. Quân Lực VNCH đã bị rối loạn hàng ngũ bởi vì những quyết định sai lầm nghiêm trọng của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH và có một số ít sĩ quan cao cấp đã phạm lỗi tự ý bỏ đơn vị ra đi trước để được an toàn cá nhân, nhưng cả một tập thể QLVNCH không để mất danh dự. Cả hai, MACV và QLVNCH, đã không để mất Danh Dự của mình bởi vì sau hiệp định hoà bình đã không thực sự giao chiến với địch quân cộng sản.
Người ta nhận thấy một cách khách quan là “chính hai vị tổng tư lệnh cuối cùng của QLVNCH đã phạm sai lầm làm tan rã hàng ngũ quân đội sau khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực.  Có một nghi-án của Quân Sử VNCH là “Ai đã bày-mưu-hiến-kế cho TT Thiệu quyết định “Di-Tản-Chiến-Thuật” bỏ trống Vùng I và Vùng II Chiến Thuật. Một cách cụ thể là TT Thiệu đã “gián tiếp giao cả Miền Trung Việt Nam cho CSVN!” 

Một bằng chứng điển hình là vào ngày 2/4/1975 các cấp chỉ huy đơn vị VNCH ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã nhận lệnh của “Người Nào” để “di-tản-chiến-thuật” bỏ trống thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hoà, mặc dù đã không có một cuộc tấn công lớn nhỏ nào của bộ đội CS Bắc Việt. Cho tới ba ngày sau, 5/4/1975, chỉ có vài đơn vị nhỏ của bộ đội CS Bắc Việt với VC địa phương tới tiếp quản thành phố này.
Sự kiện “Di-Tản-Chiến-Thuật” bỏ trống Vùng I và Vùng II Chiến Thuật đã được ghi lại trong các bản báo cáo của ông William Colby, Trưởng Cơ Quan CIA và của ông Đại Tướng Fred Weyand,Tham Mưu Trưởng Lục Quân Mỹ và là Cựu Chỉ Huy Trưởng MACV, sau khi trở lại miền Nam VN quan sát thực tế tình hình để tường trình lên TT Gerald Ford. 

Ông TT Thiệu đã yêu cầu giải quyết các đơn vị CS Bắc Việt hiện ở dưới vĩ tuyến 17 bằng những chuyến bay B52, nhưng Tướng Weyand và ông Đại Sứ Martin đã không đồng ý áp dụng chương trình B52. 

Sau khi phân tích tình hình, chỉ có ông Đại Tá William LeGro, Trưởng Tình Báo Tuỳ Viên Quốc Phòng của toà đại sứ là cùng quan điểm với TT Thiệu yêu cầu áp dụng chương trình B52 trên các mục tiêu chỉ định CS Bắc Việt. Tuy nhiên, người Mỹ sẽ “hành-động-tự-vệ” chỉ khi nào bộ đội CS Bắc Việt hoặc VC địa phương đánh vào toà đại sứ hay các văn phòng lãnh sự của Mỹ. Vì vậy không thể “vô-cớ” áp dụng chương trình B52 theo yêu cầu của TT Thiệu. Đấy là lần cuối của Đại Tướng Fred Weyand, Cựu Chỉ Huy Trưởng MACV, đã trở lại với VNCH ở miền Nam Việt Nam, trước khi đi vào lịch sử chiến tranh hải ngoại của Quân Đội Mỹ và quân-sử của QLVNCH.
Quân-sử của QLVNCH chắc chắn phải ghi lại sự kiện TT Thiệu đã quyết định “di-tản-chiến-thuật” bỏ trống Vùng I và Vùng II Chiến Thuật để cho CSVN chiếm lấy cả miền Trung Việt Nam một cách quá dễ dàng! Hơn nữa, cuộc “Di-Tản-Chiến-Thuật” của TT Thiệu cũng trực tiếp gây khó khăn cho TT Ford trước Quốc Hội Mỹ trong việc yêu cầu quốc hội chấp thuận tài khoản quân viện cho VNCH, mà việc yêu cầu này phải nói tránh-tiếng là “tài-khoản-viện-trợ-nhân-đạo-cho-người-tỵ-nạn-cộng-sản” ; bởi vì Quốc Hội Mỹ đã biết rõ là kể từ ngày 25/3/1975 có chừng 150000 người lính ĐPQ/NQ và lính chính quy QLVNCH thuộc Vùng I và Vùng II đã “biến-mất-trong-cuộc-di-tản-chiến-thuật”. 

Họ đã bỏ lại cho bộ đội CS Bắc Việt chiếm lấy tổng số hơn một tỷ đô la gồm có quân trang, quân dụng, súng đạn, kho xăng dầu, quân xa, vân vân…, và gần 400 chiếc máy bay quân sự đủ loại! Với một thực tế tình hình của hai vùng chiến thuật đã như vậy, thì hỏi làm sao Quốc Hội Mỹ “vui-lòng-chi-tiền”. Ngay cả những Con-Diều-Hâu-Mỹ hiếu chiến nhất cũng không muốn chi-thêm-tiền cho TT Thiệu! Sau chuyến đi thực tế ở Sài Gòn trở về Mỹ, Tướng Weyand đã tường trình cho TT Ford biết là VNCH rất cần một “tài-khoản-khẩn-cấp” càng sớm càng tốt, và TT Thiệu sẽ phải “từ chức”.
Ông Thiệu đã độc tài và quá ích kỷ khi chỉ lo cho bản thân của ông. Một bằng chứng quá rõ là Ông Thiệu đã điều động Sư Đoàn Dù thiện chiến của QLVNCH từ Quảng Trị về Sài Gòn chỉ để bảo vệ cho ông chống lại “cuộc-đảo-chính-tưởng-tượng-xảy-ra-trong-đầu-của-ông-Thiệu” trong lúc Sư Đoàn Dù vừa đánh tan cuộc tấn công của những đơn vị CS Bắc Việt ở phía đông Quốc Lộ 1 tỉnh Quảng Trị. 

Ông Thiệu vì quá sợ bị đảo chính nên đã cách chức ông Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, một tướng lãnh đã từng chỉ huy cuộc đảo chính trước đây. Ông Thiệu đã bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ Tịch Quốc Hội VNCH giữ chức thủ tướng để thành lập một “chính-phủ-chiến-tranh”, nhưng Ông Cẩn đã không thể thành lập được chính phủ mới, vì thế khiến cho nước VNCH kể từ ngày 4/4/1975 không có một chính phủ đủ chức năng quản lý.
Ông Thiệu đã có nhiều nỗi lo sợ, và càng lo sợ hơn nữa khi Ông Nguyễn “Cao-Bồi-Kỳ” hăm doạ “giết-Thiệu-cướp-quyền”. Bởi vì độc tài nên Ông Thiệu đã lo sợ phải chia sẻ “quyền-lực-lãnh-đạo-của-ông” cho những người đối lập với ông trong một chính phủ liên hiệp, ở đây phải nói cho rõ là “liên hiệp các đảng phái quốc gia”, nhưng Ông Thiệu đã không muốn “chia sẻ quyền lực” cho ai khác, nên ông khẳng định rằng “ai chống lại ông thì là cộng sản”

Sau sự kiện “di-tản-chiến-thuật” bỏ miền Trung Việt Nam và để mất thành phố Nha Trang-Khánh Hoà thì Quốc Hội VNCH cũng đã lên án Ông Thiệu “độc tài, tham nhũng, bất công” và đề nghị Ông Thiệu thành lập một “chính phủ đoàn-kết-quốc-gia”. Rất rõ ràng là trong tất cả những nỗi lo sợ, Ông Thiệu sợ nhất là “bị-đảo-chính” bởi những người quốc-gia VNCH!
Khi thực tế rõ ràng là Ông Thiệu đã không thể thành lập được một “chính phủ đoàn kết quốc gia”, kể cả Cha Nguyễn Văn Bình, Giám Mục Sài Gòn cũng kêu gọi Ông Thiệu từ chức vì lợi ích của quốc gia và của nhân dân miền Nam Việt Nam. Hơn nữa, Quốc Hội VNCH cũng đã chống đối Ông Thiệu vì tính cách “độc tài, tham nhũng, bất công” của ông, đưa tới kết quả là Ông Thiệu phải từ chức vào ngày 21/4/1975, một sự từ chức quá muộn sau khi ông đã làm mất Vùng I và Vùng II Chiến Thuật về phía CS Bắc Việt. Ông Thiệu đã được đánh giá là “không có khả năng làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH” vì thực tế chứng minh rằng cuộc “Di-Tản-Chiến-Thuật” đã khiến cho một số tư lệnh và những sĩ quan chỉ huy các đơn vị tác chiến VNCH bị lúng túng, bối rối không hiểu được Ông Thiệu muốn làm gì!
Diễn biến tình hình đã xảy ra như vậy mà khi Ông Thiệu tuyên bố từ chức thì ông lại nói Đồng Minh Mỹ đã “tháo chạy, bỏ rơi chúng ta”; ngược lại, một cách rất mỉa mai là vào ngày 28/4/1975 chính Ông Martin đã gởi cho Ông Kissinger một bức điện-văn-mật thông báo rằng “người Mỹ sẽ có thể ở lại miền Nam Việt Nam lâu thêm một năm hay nhiều năm nữa”. 

Có lẽ Ông Martin đã quá lạc quan tin tưởng rằng một biện pháp chính trị sẽ giải quyết hết vấn đề tranh chấp quyền lực lãnh đạo xã hội miền Nam Việt Nam như trong tinh thần, ý nghĩa cao quí của Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973 đã được người Việt Quốc Gia và người Việt Cộng Sản ký kết với nhau hai năm trước. Ông Đại Sứ Pháp cũng đã tích cực vận động ủng hộ cho Tướng Dương Văn Minh và Luật Sư Vũ Văn Mẫu là những người có lập trường Trung-Lập thay thế Ông Thiệu để thành lập một chính phủ mới VNCH có đủ khả năng hiệp thương với VC miền Nam Việt Nam và CS Bắc Việt.
Thật đáng tiếc! Vào sáng sớm ngày 29/4/1975 Tổng Thống VNCH Dương Văn Minh đã gặp ông Sĩ Quan Tuỳ Viên Quân Sự Mỹ ở toà đại sứ và đã yêu cầu toàn bộ văn phòng tuỳ viên quân sự phải rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt. Nên ghi nhận ở đây là TT Minh chỉ yêu cầu toàn bộ văn phòng tuỳ viên quân sự Mỹ, chứ không phải là tất cả người Mỹ ở Miền Nam VN. Ông Martin và những người có thẫm quyền ở toà đại sứ còn chưa hiểu được “Ông Big Minh muốn giỡ trò quỷ quái gì đây”, thì chừng 30 phút sau đó đài phát thanh Sài Gòn loan báo lời yêu cầu của ông Thủ Tướng VNCH Vũ Văn Mẫu, “yêu cầu tất cả người Mỹ phải lập tức rời khỏi miền Nam Việt Nam trong thời hạn 24 giờ đồng hồ”. 

Như vậy thì quá rõ ràng, không còn thắc mắc gì nữa! Thật là oái oăm vô cùng, có hai lời tiên đoán, một đúng một sai, một của Ông Thiệu đã nói vào ngày 21/4/1975 là “người Mỹ tháo chạy, bỏ rơi chúng ta”, một của Ông Martin đã viết trong bức điện-văn-mật gởi cho Ông Kissinger là “người Mỹ sẽ có thể ở lại miền Nam Việt Nam lâu thêm một năm hay nhiều năm nữa”. Bởi vì Ông Martin đã tiên đoán sai, ông viết ra câu này hôm trước thì ngay hôm sau ông phải vội vã khăn gói ra đi không được chần chờ!
Vừa rồi kể lại như trên chỉ là sơ lược những nét chính của những “Ngày Cuối Tháng Tư Ở Miền Nam Việt Nam”, chắc chắn là còn nhiều thiếu sót, nhưng khả dĩ cũng giúp cho người đọc có thể nhìn lại một phần nhỏ quá khứ của miền Nam Việt Nam, của QLVNCH một quân đội dũng mãnh đã từng đứng đầu ở Đông Nam Á nhưng phải chịu đựng một số phận cay nghiệt do chính Tổng Tư Lệnh gây ra, và của MACV một phái bộ quân sự Mỹ đã trợ giúp QLVNCH lớn mạnh hơn trong mọi lãnh vực chuyên môn, tác chiến của tất cả các quân-binh-chủng. 

Rõ ràng đã có một sự liên đới, một tình cảm anh-em-đồng-đội giữa QLVNCH và MACV. Cả hai QLVNCH và MACV đã luôn luôn tôn trọng bảo vệ Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm và Tình Người. Như đã nói ở phần trên, sự ra đi vội vã của Ông Martin và sau đó vài giờ trong buổi sáng 30/4/1975, ông TT VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng CSVN và với tư cách Tổng Tư Lệnh đã giải tán QLVNCH, một quân đội không thực sự được tác chiến sau khi ngưng bắn, đã chịu thua dễ dàng!
Như vậy rất rõ ràng là sau hai năm MACV và tất cả các đơn vị tác chiến Mỹ và Đồng Minh đã hoàn toàn “về-nước-trong-danh-dự”, thì chính phủ VNCH mới bị sụp đổ, QLVNCH mới bị giải tán, và cái hình ảnh chiếc trực thăng di tản trên nóc Toà Đại Sứ Mỹ trong ngày 29/4/1975 đã được CSVN dùng để tuyên truyền cho cuộc chiến “giải-phóng-miền-Nam-Việt-Nam-đại-thắng” đối chiếu với sự thất bại của “đế-quốc-Mỹ-xâm-lược”. 

Có một câu hỏi vẫn còn nhức nhối trong tâm tư từ ngày 30/4/1975 cho tới nay đã hơn 40 năm là “Chính Phủ VNCH bị sụp đổ, QLVNCH bị giải tán, nước VNCH bị mất tên trên bản đồ thế giới bởi Cái-Gì đã gây ra?” Bởi vì sự thiếu hụt Tiền VN, Vàng, Đô Mỹ? Cho tới ngày 30/4/1975 những thứ này vẫn còn đầy trong các kho bạc của Ty Ngân Khố ở các tỉnh, các ngân hàng tỉnh, và Ngân Hàng Quớc Gia Việt Nam tại Sài Gòn. Nếu nói Chính Phủ VNCH đã bị sụp đổ vì “không-có-tiền” là nói hài hước châm biếm cay độc, vì cái chính phủ cộng sản quản lý miền Nam VN vào thời gian kế tiếp đó “đã đổi 500 đồng VNCH lấy 1 đồng CS Bắc Việt”! Như vậy, trên thực tế Chính Phủ VNCH đã có rất nhiều tiền, vàng, và đô la để ở trong kho của các Ty Ngân Khố và Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam.
Hơn nữa, đối với chiến tranh Việt Nam mặc dù có chung một mục đích bảo vệ Tự Do, nhưng tâm lý của người Mỹ khác với tâm lý của người Việt. Trong khi người Việt đã có “những cuộc xung đột vũ trang như một cuộc nội chiến” để tranh giành quyền lực lãnh đạo xã hội Việt Nam theo mô hình phàt triển cộng sản hay mô hình phát triển tư bản, thì người Mỹ đã nhìn thấy nó như một “chiến tranh khu vực bành trướng chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á” sau khi người Mỹ đã thành công ngăn chặn Bắc Hàn và Trung Cộng ở khu vực Đông Á. Nói cụ thể là Chính Phủ Mỹ đã không muốn nước VNCH ngã xuống làm các nước khác ở Đông Nam Á ngã theo, và cái quan niệm này khiến cho người Mỹ nghĩ rằng “Mỹ đánh CSVN dùm cho VNCH” khi CSVN là tên “lính-xung-kích-cộng-sản-quốc-tế” của Trung Cộng-Liên Sô. CSVN luôn xác định là một nước VN có miền Nam VN bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, trong khi Mỹ và VNCH luôn xác định là “hai nước VN”như Nam Hàn-Bắc Hàn, Đông Đức-Tây Đức, vấn đề thống nhất đất nước được thảo luận, thương lượng sau khi đã ngưng bắn, ký kết hiệp định hoà bình.
Vấn đề tranh giành quyền lực lãnh đạo xã hội, quản lý đất nước được giải quyết bằng những phương tiện ôn hoà bầu cử ứng cử dân chủ tự do; ngược lại, không được áp dụng bạo lực cách mạng bằng súng đạn cưỡng đoạt chính quyền. Có hiểu như vậy mới hiểu tâm lý của người Mỹ là sau khi có Hiệp Định Hoà Bình Paris 1973 thì “họ đã yên tâm để cho người Việt có quyền tự quyết định, tự chọn lựa chính thể giữa cộng hoà và cộng sản, tự giải quyết vấn đề thống nhất nước VN trong hoà bình.” Đối với người Mỹ thì Chiến Tranh Đông Dương II hay Chiến Tranh VN đã chính thức chấm dứt, vì cả khu vực Đông Nam Á được ổn định lâu dài tiếp theo đó. Có hiểu tâm lý của người Mỹ như thế mới nhận thấy được CSVN đã sai lầm khi muốn “làm-nhục-người-Mỹ”, nhất là những quân nhân Mỹ đã phục vụ tại VN và MACV, bởi vì họ đã làm xong nhiệm vụ của họ rất tốt.
Chính Phủ VNCH của TT Minh và ThT Mẫu đã bị sụp đổ nhanh chóng trong một ngày bởi vì cả hai TT Minh và ThT Mẫu đã bị CSVN lường gạt họ. Chính Phủ VNCH của TT Minh và ThT Mẫu đã yêu cầu Ông Đại Sứ Mỹ và tất cả người Mỹ phải lập tức rời khỏi nước VNCH trong thởi hạn 24 giờ đồng hồ để người Việt, gồm có VNCH và CSVN, giải quyết vấn đề nội bộ với nhau. Người Mỹ không được phép xen vào chuyện nội bộ của người Việt! Tuy nhiên, CSVN đã xảo quyệt lừa gạt hai ông Minh và Mẫu, khi bắt buộc hai ông này đầu hàng vô điều kiện.
Đối với rất nhiều người thì cuộc di tản ngày 29/4/1975 “hổn loạn kinh khủng”. Lẽ tất nhiên là phải “hổn loạn kinh khủng” vì có quá đông người phải ra đi trong thời hạn ngắn 24 giờ đồng hồ. Cũng có lẽ cái lệnh của ông ThT Mẫu “đuổi-nhà-ông-đại-sứ-Mỹ” đã được loan đi lặp lại nhiều lần trên làn sóng phát thanh của đài Sài Gòn làm cho toàn thể người dân miền Nam Việt Nam lúc đó rất hoảng hốt lo sợ, và đã có rất nhiều người dân miền nam bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, tài sản, thân nhân của mình để vượt biên lánh nạn cộng sản ngay trong ngày 29/4/1975./.
Nguyễn Thành Trí, Sài Gòn 29/4/2016

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

TÀU TUẦN DUYÊN Á CĂN ĐÌNH BẮN CHÌM TÀU ĐÁNH CÁ TRUNG CỘNG

TÀU TUẦN DUYÊN Á CĂN ĐÌNH BẮN CHÌM 
TÀU ĐÁNH CÁ TRUNG CỘNG





Hải quân nước Á-căn-đình cho biết vào ngày 16/3/2016 một tàu tuần duyên tên Prefecture của Á căn đình đã rượt đuổi và bắn chìm một chiếc tàu đánh cá của Trung Cộng tên Lu Yan Yuan Yu 010 khi chiếc tàu này đang đánh cá bất hợp pháp gần địa điểm Puerto Madryn, Argentina, trong phạm vi 200 hải lý thuộc Khu vực Đặc quyền Kinh tế/EEZ của nước Á căn đình, Nam Mỹ Châu.
Theo báo cáo của Chính quyền Á căn đình thì tàu tuần duyên Prefecture đã nhiều lần gọi liên lạc bằng vô tuyến điện/radio và bắn nhiều phát súng cảnh cáo trước, nhưng chiếc tàu đánh cá Lu Yan Yuan Yu 010 của Trung Cộng đã làm ngơ như không có gì xảy ra, lại còn tắt đèn trên tàu và cố ý chạy đụng vào tàu tuần duyên.  Như vậy quá rõ ràng là tàu đánh cá của Trung Cộng đã ngang ngược, hung hăng xem thường lực lượng hải cảnh chấp pháp của nước khác. 
Hơn nữa,  cố ý lái tàu đánh cá chạy đụng vào tàu cảnh sát biển là một hành động gây nguy hiểm cho chính những ngư phủ người Hoa đang ở trên tàu đó, và cùng lúc cũng gây nguy hiểm cho lính hải quân Á căn đình trên tàu tuần duyên. Đây là lý do chính đáng khiến tàu tuần duyên Prefecture đã quyết định nổ súng bắn ngay tàu đánh cá Lu Yan Yuan Yu 010; kết quả là nó bị bắn chìm. Tàu tuần duyên Prefecture đã vớt lên được thuyền trưởng và ba thuỷ thủ tàu đánh cá. Còn lại 28 thuỷ thủ khác được các tàu đánh cá của Trung Cộng ở gần vùng đó vớt lên.  
Tàu tuần duyên Prefecture, Á căn đình đã có một hành động thích đáng đối với chiếc tàu đánh cá của Tàu Cộng, một hành động trừng phạt mà chưa có một nước nào đã đang bị Tàu Cộng xâm phạm vùng biển đánh trộm tôm cá của nước họ dám phản ứng cụ thể, đó là thực sự bắn chìm chiếc tàu đánh cá của Tàu Cộng. Chỉ có những phản ứng cụ thể, mạnh mẽ, quyết liệt bắn chìm những chiếc tàu đánh cá quốc doanh Tàu Cộng xâm phạm vùng biển đánh trộm tôm cá, thì mới có thể ngăn chặn, làm chấm dứt cái chiến lược xâm chiếm lãnh hải, cướp biển một cách ngang ngược của Tàu Cộng.
Tập đoàn nhà nước Tàu Cộng cướp biển đã nổi giận phản đối chính quyền Á căn đình, nhưng những người cầm quyền nước Á căn đình đã quyết định không nhường nhịn Tàu Cộng được nữa. Sự xâm chiếm vùng biển, đánh trộm cá tôm của nước khác là phạm pháp. Các nước có chủ quyền không thể làm ngơ, dung túng bọn cướp biển tội phạm.  Sự kiện chiếc tàu tuần duyên Á căn đình đã bắn chìm chiếc tàu đánh cá trộm của Tàu Cộng xâm phạm vùng biển rõ ràng là một tiền lệ chấp pháp thích hợp, gương mẫu cho các nước khác có những tranh chấp vùng biển với Tàu Cộng hung hăng, ngang ngược. Tất cả các nước đều phải tôn trọng chủ quyền của nhau, chỉ trừ những nước kẻ cướp xâm lược.  
Thay vì chỉ phản đối bằng lời lẽ ngoại giao đại khái, qua loa, rồi mọi chuyện Tàu Cộng xâm lấn vùng biển đánh trộm cá tôm cứ tiếp tục; lần này chính quyền nước Indonesia đã đối phó cụ thể, mạnh mẽ chống lại những tàu đánh cá Tàu Cộng xâm chiếm vùng biển Indonesia. 
Vào ngày 19/3/2016 ở khu vực biển Natuna Sea trong phạm vi lãnh hải của Đảo Natuna thuộc nước Indonesia, tàu cảnh sát biển Indonesia đã bắt một chiếc tàu đánh trộm cá bất hợp pháp của Tàu Cộng; trên đường chiếc tàu cảnh sát biển bắt kéo đi chiếc tàu đánh trộm cá này, thì một tàu tuần duyên của Tàu Cộng đã chạy đụng vào dây kéo làm cho đứt dây để giải cứu cho chiếc tàu bị bắt. Hành động của tàu tuần duyên Tàu Cộng giải cứu một chiếc tàu đánh trộm tôm cá của nước khác đã bị bắt cũng là phạm pháp. Chính quyền nước Indonesia đã triệu tập viên Đại Sứ Tàu Cộng để nghe lời giải thích của tập đoàn cướp biển Tàu Cộng.
Trong thời gian trước đây Chính quyền Indonesia đã ít quan tâm tới vấn đề tranh chấp lãnh hải Biển Đông Nam Á giữa Tàu Cộng và các nước có liên quan trong khu vực vì nghĩ rằng Indonesia không có dính líu quyền lợi gì quan trọng, nhưng hiện nay những chiếc tàu đánh cá quốc doanh của Tàu Cộng đã xâm phạm tới chủ quyền vùng biển để đánh trộm tôm cá của nước Indonesia, như vậy có lẽ Tàu Cộng đã trực tiếp lôi cuốn Indonesia vào cuộc tranh chấp lãnh hải Biển Đông Nam Á, và Chính quyền Indonesia đã phản ứng chống lại một cách nhanh chóng, quyết liệt. 
Vào ngày 30/3/2016 Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đã gọi hành động của Tàu Cộng là của những tên cướp biển, và đã điều động phi đội chiến đấu cơ F-16 tới Đảo Natuna để đối phó lại việc tàu tuần duyên Tàu Cộng can thiệp giải cứu tàu bị bắt trong tương lai. Hơn nữa, Chính quyền Indonesia cũng đã tuyên bố điều động bốn đơn vị đặc nhiệm tới Đảo Natuna và sẵn sàng lắp đặt những hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield do Đức chế tạo trên Đảo Natuna.  Để chứng minh sự quyết tâm chống lại chủ trương bành trướng xâm chiếm vùng biển đánh trộm tôm cá của Indonesia, vào ngày 5/4/2016 Chính quyền Indonesia đã cho lệnh phá huỷ 23 chiếc tàu đánh cá của nước ngoài bị bắt về tội xâm phạm lãnh hải, đánh trộm tôm cá của Indonesia.     
Nếu các nước ở Đông Nam Á đang bị Tàu Cộng xâm phạm chủ quyền vùng biển, đánh trộm tôm cá của nước họ đều phản đối mạnh mẽ quyết liệt như hai nước Argentina và Indonesia, thì bắt buộc Tàu Cộng phải chấm dứt cái chiến lược vết dầu loang ra dần dần xâm chiến hết cả Biển Đông Nam Á.
Tuy nhiên cái chiến lược vết dầu loang ra dần dần xâm chiếm vùng biển của các nước khác mà Tàu Cộng đã đang thực hiện cũng có những nhược điểm của nó.  Để thực hiện chiến lược vết dầu loang xâm chiếm cả Biển Đông Nam Á, đảng và nhà nước Tàu Cộng đã đang phối hợp mở ra hai mặt trận tuyên truyền và quân sự hổ trợ lẫn nhau cho tới khi đạt được mục tiêu sau cùng là chiếm hữu, kiểm soát toàn bộ Biển Đông Nam Á.  Trên mặt trận tuyên truyền, đảng và nhà nước Tàu Cộng áp dụng ba loại chiến thuật gọi là chiến thuật pháp lý, chiến thuật tâm lý, và chiến thuật truyền thông tuyên truyền.
(1)  Chiến thuật pháp lý của Tàu Cộng là trước tiên kết án các nước khác trong khu vực Biển Đông Nam Á đã xâm phạm chủ quyền của Hoa Lục Tàu Cộng.  Tàu Cộng nêu ra một quan điểm lịch sử rất là hoang đường, nhưng cũng rất là kỳ cục, nực cười là “Tổ Tiên của Tàu Cộng” đã từng chiếm hữu cả vùng biển Hoa Nam/South China Sea, còn gọi là Biển Đông Nam Á từ thời cổ đại! Vì vậy Tàu Cộng cứ lặp đi lặp lại là bọn họ có quyền pháp lý để chiếm hữu lại cả Biển Đông Nam Á như thời của tổ tiên xa xưa. Cũng tương tự như thế mà Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng sẽ tuyên bố chủ quyền trên Mặt Trăng, bởi vì vua Đường Minh Hoàng, tổ tiên của bọn Tàu Cộng đã từng ngao du Nguyệt Điện vui chơi với ả Hằng Nga trên cung trăng từ ngàn năm trước! 
    Như vậy Mặt Trăng cũng là của bọn Tàu Cộng! Cái chiến thuật pháp lý của Tàu Cộng cũng rất gian manh xảo quyệt là cứ tranh cãi cho có lợi về phần mình khi Tàu Cộng cứ cho rằng mình luôn luôn giữ đúng theo pháp luật, và cứ chỉ trích kết án nước khác vi phạm pháp luật; trong trường hợp Tàu Cộng đã có những vi phạm pháp luật, thì quay lại ngụy biện bào chữa rằng nước khác cũng đã có những vi phạm pháp luật như Tàu Cộng. Thí dụ cụ thể như Việt Nam cũng đã bồi đắp cải tạo làm đảo nhân tạo, cũng giống như bọn Tàu Cộng; chỉ khác nhau là với qui mô lớn nhỏ và phương tiện hiện đại hay không.  
Để yễm trợ cho chiến thuật pháp lý đạt hiệu quả, Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã áp dụng phương cách “lột bắp cải” ở những nơi mà Tàu Cộng có thể xâm chiếm dần dần như lột từng lớp lá cải bắp. Hiện nay nước Việt Nam như một cái bắp cải đã đang bị bọn Tàu Cộng lột ra từng lá cải bắp, phải vậy không?
Cái chiến thuật pháp lý được kết hợp yễm trợ bởi những hoạt động quân sự rõ ràng như sau: trước nhất bọn Tàu Cộng điều động những đội tàu đánh cá quốc doanh tới những vùng biển muốn chiếm hữu, rồi bỏ neo những chiếc phao đánh dấu ranh giới ngư trường của Tàu Cộng. Bọn Tàu Cộng rất gian xảo trong giai đoạn này cố gắng làm ra vẻ đánh bắt tôm cá thông thường, không làm va chạm quyền lợi của ai. Giai đoạn kế tiếp là HQ Tàu Cộng điều động những chiếc tàu tuần duyên tới những vùng biển đã có phao ranh giới ngư trường của Tàu Cộng để bảo vệ an ninh cho những tàu đánh cá; bước tiếp theo là thực sự xây dựng những cơ sở hạ tầng để trợ giúp cho ngư trường hoạt động như trạm cứ thương, nơi tránh giông bão, v.v... kết quả sau cùng là thiết lập một chu vi vùng biển có chủ quyền của Tàu Cộng và để xua đuổi ngăn cấm những tàu đánh cá của các nước khác. Trên thực tế nhiều năm trước đây những tàu đánh cá bị bọn Tàu Cộng xua đuổi ngăn cấm này đã từng hoạt động bình an trong những vùng biển đang bị Tàu Cộng chiếm hữu.
(2)  Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng cũng đã áp dụng chiến thuật tâm lý có hiệu quả đối với một số nước nhỏ trong khu vực đang chịu ít nhiều ảnh hưởng của Tàu Cộng. Các nước này chỉ trông chờ vào luật pháp quốc tế và cố tránh có những hành động phản đối mạnh.
(3)  Tuy nhiên, cả hai chiến thuật pháp lý và chiến thuật tâm lý đều có những nhược điểm ở trong nó. Khi cái bộ máy truyền thông tuyên truyền của Tàu Cộng đã không còn có thể nói láo, xảo trá nguỵ biện cho cái chủ quyền hoang đường thần thoại như đường minh hoàng ở mặt trăng, thì bọn Tàu Cộng bị lộ rõ bộ mặt của những kẻ cướp biển điên cuồng, những tên đế quốc Tàu Cộng xâm lược. Dẫn tới hậu quả của hai chiến thuật pháp lý và chiến thuật tâm lý không thành công.
Mặc dù trong quá khứ các nước Đông Nam Á có lẽ đã chưa từng thực sự đoàn kết, thống nhất để giải quyết những vấn đề chung. Đây cũng là một nhược điểm của họ để cho bọn Tàu Cộng khai thác, lợi dụng gây chia rẽ các nước với nhau.  Cụ thể như Tàu Cộng đã vận động gây áp lực lên các nước Lào, Kampuchia, Miến Điện để ba nước này ủng hộ chủ trương của Tàu Cộng không quốc tế hoá vấn đề Biển Đông Nam Á, trong khi Biển Đông Nam Á đúng là một vấn đề quốc tế rất quan trọng.
Nói tóm lại, gần đây xảy ra  các sự kiện tàu tuần duyên Á căn đình đã bắn chìm tàu đánh cá của Tàu Cộng, tàu hải cảnh Indonesia bắt giữ kéo đi tàu đánh cá của Tàu Cộng, và Chính quyền Indonesia đã phá huỷ những tàu đánh cá bất hợp pháp trong lãnh hải của Indonesia. Điều này chứng tỏ các chiến lược, chiến thuật xâm chiếm vùng biển của Tàu Cộng đã thất bại. 
Nước Philippines đã quyết tâm bảo vệ chủ quyền vùng trời, vùng biển và hải đảo của nước mình khi quyết định phối hợp với nước Mỹ thực hiện những chuyến tuần tra Biển Đông Nam Á để bảo vệ quyền “Tự Do Lưu Thông” của tất cả các nước tự do./.

Dr. Tristan Nguyễn – San Francisco, 26/4/2016 

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

HEO RỪNG A-10 BAY TUẦN TRA BIỂN ĐÔNG

HEO RỪNG A-10 BAY TUẦN TRA BIỂN ĐÔNG
Lethal A-10 Warthogs are Patrolling the South China Sea

Lethal A-10 Warthogs are Patrolling the South China Sea


Aircraft carrier John C. Stennis, cruiser Mobile Bay, and destroyers Chung-Hoon and Stockdale, left the South China Sea after five days in the region. Two ships are still operating in the South China Sea: the command ship Blue Ridge and the cruiser Antietam, which stopped for a port visit in Manila, the Philippines.

Không Quân Mỹ đã đặt tên cho những chiếc máy bay khu trục có hai máy phản lực mạnh và một hoả lực mạnh mẽ, đầy đủ đáng phải coi trọng, nhưng kinh sợ nó là những con “Heo Rừng A-10 Chết Người, Lethal A-10 Warthogs.”  Tính chất hài hước kỳ lạ của cái tên Heo Rừng A-10/Á-10 Warthog là con heo rừng dữ tợn biết bay, có thể làm chết người.

Quả thật, con Heo Rừng A-10/A-10 Warthog có giá trị rất là đa năng, đa dụng.  Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, nó đã từng chứng tỏ cái khả năng tiêu diệt những Xe-tăng Sô-viết. Hơn nữa, với cái khả năng bay chậm của hai động cơ phản lực, con Heo Rừng A-10 rất thành công yễm trợ cho những chiếc trực thăng cứu thương, và với một hoả lực hùng hậu của nó có thể yễm trợ rất tốt cho các lực lượng bộ binh dưới đất. Đừng quên rằng con Heo Rừng A-10 cũng có thừa khả năng bay nhanh và khôn khéo tấn công những chiến đấu cơ của địch trong các trận không chiến/dogfights.

Hiện nay Ngũ Giác Đài Mỹ quyết định điều động bốn con Heo Rừng A-10 của Phi Đội 51 Chiến Đấu Cơ/the 51th Fighter Wing từ một căn cứ thường trú ở Nam Hàn cùng với đầy đủ phi hành đoàn và các toán chuyên viên vũ khí, bảo trì máy bay tới Căn Cứ Không Quân Clark ở Phi để thực hiện các chuyến bay thường xuyên tuần tra khu vực biển phía Tây nước Philippines.  Cùng với bốn con Heo Rừng A-10 còn có hai chiếc HH-60G trực thăng cứu trợ.

Vào ngày 19/4/2016 những con Heo Rừng A-10 đã phối hợp với Không Quân Philippines thực hiện chuyến thứ nhất tuần tra Biển Đông ở khu vực phía tây của đảo Luzon, một đảo lớn nhất và đông dân nhất của nước Philippines.

Trước đó vào ngày 15/4/2016 chiếc tàu sân bay năng lượng nguyên tử USS John C. Stennis đã thực hiện cuộc tuần tra Biển Đông ở phía tây của nước Phi. Cùng có mặt trên tàu USS John Stennis trong cuộc tuần tra này là ông Ashton Carter Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ và ông Voltaire Gazzmin Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines. Cả hai ông bộ trưởng quốc phòng của hai nước Mỹ-Phi cùng tuyên bố chính thức cuộc tuần tra Biển Đông được tiếp tục thường xuyên thực hiện. 

Hiện tại Không Quân Mỹ đang có 300 chiếc chiến đấu cơ Fighter A-10 Warthogs/ Heo Rừng A-10.  Từ các căn cứ không quân ở nước Turkey những con Heo Rừng A-10 đã bay đi tấn công trong cuộc chiến chống các nhóm Khủng Bố ISIL ở Iraq và Syria. Những con Heo Rừng A-10 đã thực sự có kinh nghiệm chiến trường ở Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan.  Trong thời gian NATO hành quân can thiệp vào nước Libya, thì những con Heo Rừng A-10 đã đánh chìm một số tàu hải quân của địch. Cũng như để làm giảm áp lực các hoạt động lấn áp quân sự của Nga ở khu vực Đông Âu, những con Heo Rừng A-10 đã thường xuyên bay tới các căn cứ không quân của các nước đồng minh Đông Âu.  Như vậy, khi so sánh kinh nghiệm chiến trường bay chiến đấu, thì Không Quân Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm hơn không quân của các nước khác.


Để tăng cường sức mạnh của Không Quân Philippines, nước Phi sẽ có những phi đội chiến đấu cơ Lethal A-10 Warthogs/Heo Rừng A-10 Chết Người./.