Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

CÁI GÌ LÀM CHO DONALD TRUMP THẮNG CỬ TỔNG THỐNG MỸ

CÁI GÌ LÀM CHO DONALD TRUMP THẮNG CỬ TỔNG  THỐNG MỸ?


NHỮNG THẤT BẠI RÕ RÀNG CỦA DONALD TRUMP NHƯ SAU:

HÃNG HÀNG KHÔNG TRUMP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THẤT BẠI
NHỮNG KHU GIẢI TRÍ CASINOS TRUMP. . . . . . . . . . . . . . .THẤT BẠI
HAI CUỘC HÔN NHÂN TRƯỚC ĐÂY CỦA TRUMP. . . . . . .THẤT BẠI
CHƯƠNG TRÌNH TRẢ GÓP TIỀN MUA NHÀ TRUMP. . . . . THẤT BẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRUMP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .THẤT BẠI
THƯƠNG HIỆU RƯỢU VODKA TRUMP. . . . . . . . . . . . . . . . .THẤT BẠI
VIỆC MÓC NỐI VỚI TÀU CỘNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . THẤT BẠI
SỐ LẦN KHAI PHÁ SẢN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . BỐN LẦN

@ KHÔNG RIÊNG GÌ NGƯỜI CÔNG DÂN MỸ, MỌI NGƯỜI Ở CÁC NƯỚC KHÁC CŨNG       ĐỀU THẮC MẮC LÀ CÁI GÌ LÀM CHO DONALD TRUMP THẮNG CỬ TỔNG  THỐNG MỸ

VÀO NGÀY 8/11/2016?

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

TRUMP-MỸ VÀ TRUMP-PHI KHÔNG MUỐN ĐƯỢC XEM TRỌNG LỜI NÓI CỦA HỌ

TRUMP-MỸ VÀ TRUMP-PHI KHÔNG MUỐN 
                                      ĐƯỢC XEM TRỌNG LỜI NÓI CỦA HỌ                                             
Trump-Mỹ và Trump-Phi đều có 
những điểm tương đồng giống nhau đến kỳ lạ.

Dr. Tristan Nguyễn
Trump-Mỹ là Donald Trump vừa thắng cử tổng thống Mỹ, nhưng Cử Tri Đoàn Mỹ chưa tới ngày 19/12/2016 chính thức bỏ phiếu bầu cho Trump và chưa tới ngày thứ Sáu 20/1/2017 làm lễ nhậm chức tổng thống, nên không thể gọi là TT. Trump, chỉ có thể gọi là tổng thống đắc cử Trump.  Còn Trump-Phi là Rodrigo Duterte làm tổng thống hiện tại của nước Cộng Hoà Philippines; TT. Duterte được gọi là Donald Trump của Philippines, hay gọi ngắn gọn thân mật là Trump-Phi.  Cả hai người thuộc hai chủng tộc rất khác nhau và hiện ở hai nước Mỹ-Phi rất cách xa nhau bằng chiều rộng của Thái Bình Dương, nhưng Trump-Mỹ và Trump-Phi đều có những điểm tương đồng giống nhau đến kỳ lạ. Một trong những điều giống nhau rất lạ là cả hai Trump-Mỹ Và Trump-Phi Không Muốn Được Xem Trọng Lời Nói Của Họ.

Quả thật, cả hai Trump-Mỹ và Trump-Phi có những điều giống nhau rất lạ trong ‘tính cách khí phách ngông cuồng”, một thứ tính cách khí phách ngông cuồng trong lối giảo biện lôi cuốn người nghe mà TT Nga-Putin đã khen ngợi rằng đó là “tư cách của Trump để truyền đạt thông điệp của Trump tới người dân Mỹ”. Cả hai Trump-Mỹ và Trump-Phi còn rất giống nhau trong tính cách hàm hồ không rõ ràng dứt khoát các vấn đề nhân quyền và luật pháp, mặc dù cả hai đều có vận động cho chủ trương “Luật Pháp và Trật Tự - Law and Order”.  Tuy nhiên, các cố vấn thân cận của cả hai Trump-Mỹ và Trump-Phi cũng đã nói rõ về một phương diện khác, nó bao phủ lên cái tính cách khí phách ngông cuồng của Trump-Mỹ và Trump-Phi.  Đó là cái luận điệu giảo biện dối trá, một tư cách của con người giảo hoạt, gian dối “sáng nói chiều chối”; vì thế các cố vấn của họ phải có nhiệm vụ giải thích làm sáng tỏ cái tính cách khí phách ngông cuồng nhưng thiếu thẳng thắn, trung trực của họ. Và cả thế giới này không nên xem trọng lời nói của họ.  Tại sao?  Bởi họ đích thực là những kẻ Mị-Dân.  Họ không phải là những người Dân-Tuý chân thật của đám đông bình dân Mỹ hay bình dân Phi.

Vào ngày 17/11/2016 mới đây tổng thống đắc cử Trump-Mỹ đã gặp mặt Thủ Tướng Shinzo Abe của nước Nhật tại toà tháp chọc trời Trump Tower của gia đình Trump ở thành phố New York.  Bởi vì Th.T. Abe đã rất lo lắng và muốn gặp tận mặt tổng thống đắc cử Trump-Mỹ để nói chuyện cho rõ ràng những thắc mắc quan trọng về mối quan hệ của hai nước Nhật và Mỹ. Th.T. Abe muốn chắc chắn rằng tổng thống đắc cử Trump-Mỹ là một người đáng tin cậy. Trong suốt nhiều tháng vận động tranh cử, Trump-Mỹ đã lặp lại nhiều lần là với tư cách tổng thống Mỹ nếu ông ta đắc cử, thì TT. Trump-Mỹ sẽ thay đổi gần như toàn bộ vai trò của nước Mỹ ở Châu Á; nhất là sẽ để cho hai nước Nhật, Đại Hàn và các nước đồng minh khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phải tự lo liệu các vấn đề phòng thủ của nước họ.  Tuy nhiên, cố vấn của Trump-Mỹ đã cố sức làm dịu bớt sự quá nhiều lo lắng của chính phủ Abe bằng cách nói cho phụ tá của Th.T Abe biết là những lời nói của Trump-Mỹ trong lúc vận động tranh cử không có gì quan trọng đáng phải bận tâm. Sau cuộc gặp mặt giữa Trump-Mỹ và Abe, ông Katsuyuki Kawai một phụ tá cấp cao của thủ tướng Nhật đã cho báo chí Nhật biết như sau “Tất cả mọi người chia sẻ ý kiến giống nhau, rằng chúng ta không cần phải lo lắng về một từ và mỗi nhóm chữ được nói trong thời gian chiến dịch tranh cử của Ông Trump - All the people shared the same opinion, that we don't need to be nervous about every single word and phrase said during Mr. Trump's campaign." 

Cũng tương tự như Trump-Mỹ, TT. Duterte là Trump-Phi đã làm tổng thống nước Cộng Hoà Philippines từ tháng Sáu năm 2016 đến ngày nay được năm tháng, và trong thời gian ngắn này Trump-Phi đã có những công bố gây nhiều tranh luận ở trong nước Phi và ở các nước khác kể cả nước Mỹ.  Cũng có một chuyện giống nhau đến kỳ lạ là các cố vấn của Trump-Mỹ đã phải làm hạ nhiệt những lời nói nóng bỏng của Trump; còn các cố vấn của Trump-Phi cũng đã phải lên tiếng trấn an người dân Phi và những người lãnh đạo của các nước khác rằng “đừng quá lo lắng” tới những lời tuyên bố của TT. Duterte (!!) Trong tháng Mười 2016 phát ngôn viên của TT Duterte là Ernesto Abella đã nói là giới truyền thông nước Phi cũng như các nước khác nên “hiểu” tổng thống Phi hơn là “xem trọng từng lời nói của ông ta”. Nguyên văn của phát ngôn viên Abella như sau, "Nếu chúng ta theo kiểu cách của TT. Duterte, chúng ta hãy không đặt một dấu chấm hết ở cuối những lời tuyên bố của ông ta. - If we follow his style, let us not put a period at the end of his statements." 

Quả thật, chúng ta không nên quá bận tâm lo lắng về những lời nói từ cái miệng của Trump-Phi; bởi vì theo kiểu cách của ông ta là không có dấu chấm hết ở những câu tuyên bố xác định.  Vào ngày 21 tháng Chín năm 2016 phủ tổng thống nước Phi đã ra thông cáo rằng “những tuyên bố chính thức quan trọng có liên quan tới các vấn đề quốc gia và quốc tế - official statements on significant national and international issues" chỉ được phát ngôn viên của tổng thống phổ biến. Và vào ngày 5 tháng Mười năm 2016 phát ngôn viên Abella đã nhấn mạnh rằng thông cáo đó chỉ rõ những lời nói của TT Duterte, Trump-Phi, chỉ có thể được xem xét như những công bố chính sách quốc gia, khi chúng được thực hiện cụ thể tiếp theo đó bằng những biện pháp chính thức "official actions".

Chỉ vài ngày sau khi nhậm chức tổng thống nước Phi, TT. Duterte, Trump-Phi đã gây một cuộc chiến quá bạo động chống ma tuý đẩm máu 4700 người Phi bị giết chết và được rất nhiều chú ý của nhiều nước trên thế giới.  Nhưng đặc biệt nhất là tính cách của TT Duterte, Trump-Phi, đã thúc đẩy lực lượng cảnh sát và người dân Phi theo đuổi, truy nả, hạ sát những nghi can có liên quan ma tuý.  Vào tháng Bảy năm 2016, TT Duterte, Trump-Phi đã ra khẩu lệnh cho lực lượng cảnh sát Phi rằng "Hãy làm nhiệm vụ của bạn, và nếu trong tiến trình thi hành bạn giết chết một ngàn người bởi vì bạn đã đang làm nhiệm vụ, tôi (TT Duterte) sẽ bảo vệ cho bạn. - Do your duty, and if in the process you kill one thousand persons because you were doing your duty, I will protect you," Còn với người dân Phi, TT Duterte cũng đã có huấn dụ họ phải đối phó với những người mua bán ma tuýnhư sau "Xin vui lòng cảm thấy tự do để gọi chúng tôi, cảnh sát, hoặc là hãy tự làm lấy nếu quí vị có súng, quí vị có sự bảo trợ của tôi (TT. Duterte).  Quí vị có thể giết nó…Hãy bắn nó và tôi sẽ tặng thưởng quí vị một huy chương. - Please feel free to call us, the police, or do it yourself if you have the gun, you have my support.  You can kill him ... Shoot him and I'll give you a medal."  Và tiếp theo đó trong một cuộc họp báo vào tháng Tám năm 2016 có cả giới truyền thông nước Phi và ngoại quốc, TT. Duterte, Trump-Phi, đã nhấn mạnh “Mệnh lệnh của tôi là bắn để giết chết mày.  Tôi không cần biết tới nhân quyền, quí vị (báo chí) tốt hơn là hãy tin tôi. - My order is shoot to kill you. I don’t care about human rights, you better believe me." 

Khi ông Ronald Dela Rosa, Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia Philippines, được báo chí Phi phỏng vấn về những gì TT. Duterte đã nói như vừa kể trên, thì ông tư lệnh cảnh sát nói rằng “Quí vị nên hiểu những lời của tổng thống như là luận điệu hùng biện (để lôi cuốn người dân Phi).  Quí vị không phải hiểu nghĩa của từng chữ trong những lời đó. - You should take the president’s words as rhetoric. You don’t have to take it word for word.”  Nhưng trên thực tế ở nước Phi trong năm tháng 7, 8, 9, 10, 11 của năm 2016 đã có hơn 4700 người bị giết chết căn cứ trên những lời hùng biện của TT. Duterte, Trump-Phi đã thu hút thúc đẩy lực lượng cảnh sát và người dân Phi giết người mà không sợ bị kết tội giết người (!)

Người ta phải chú ý nhiều tới sự khẳng định bởi các cố vấn của Trump-Mỹ và Trump-Phi là chắc có ẩn ý lừa dối giữa những gì họ nói và những gì có nghĩa theo ý định của họ.  Tính cách gian trá như vậy đã tạo ra một sự bất trắc, không ổn định và không lường trước được trong những chính sách của hai chế độ Trump-Mỹ và Trump-Phi sẽ theo đuổi thực hiện.  Hơn nữa, TT. Duterte, Trump-Phi, đã khiến cho người ta phải nghi ngờ về thái độ thù nghịch của ông ta trong quan hệ giữa hai nước Mỹ-Phi; thế nhưng sau khi Trump-Mỹ đã thắng cử tổng thống Mỹ, thì TT. Duterte, Trump-Phi, đã trở nên thân thiện hơn.   Khi xem xét vấn đề đối nội của TT. Duterte, Trump-Phi, người ta nhận ra ông ta đã bị chao đảo trong các chính sách Luật Pháp và Trật Tự.  Trump-Phi đã tỏ ra bất chấp nhân quyền của người dân Phi, và có thể ông ta sẽ ban lệnh thiết quân luật để xiết chặt sự kiểm soát người dân Phi trong các sinh hoạt chính trị và xã hội dân sự.  Có lẽ Trump-Phi đang lo sợ có một âm mưu đảo chính, hoặc một vận động bãi nhiệm tổng thống của ông ta.  Chính ông ta cũng đã tự tiên đoán rằng “ông ta không thể tồn tại trong nhiệm kỳ sáu năm tổng thống Phi của ông ta!”

Hiện tại ở nước Mỹ và tình hình của tổng thống đắc cử Trump-Mỹ cũng tương tự như Trump-Phi.  Cho tới hôm nay sau ngày bầu cử đã qua 15 ngày nhưng tổng thống đắc cử Trump-Mỹ vẫn chưa có một cuộc họp báo chính thức với giới truyền thông chính mạch nước Mỹ và quốc tế.  Theo truyền thống của tổng thống đắc cử là ba ngày sau ngày bầu cử, hầu hết các tổng thống đắc cử đều tổ chức một cuộc họp báo lần thứ nhất, rồi sau đó duy trì đều đặn lịch trình họp báo.  Trên thực tế cả hai Trump-Phi và Trump-Mỹ đều đã có những xung khắc với giới truyền thông chính mạch trong nước và hải ngoại.  Phải ghi nhớ rằng báo chí ở các nước dân chủ, tự do như ở hai nước Mỹ và Phi đã có truyền thống tự do báo chí, tự do ngôn luận; cho nên Trump-Phi và Trump-Mỹ không thể nào kiểm soát được báo chí, và không thể nào sai khiến báo chí Phi-Mỹ để phục vụ theo ý muốn của mình.  Có lẽ cũng chính vì lý do muốn kiểm soát giới truyền thông, báo chí Mỹ không được, nên Trump-Mỹ đã xây dựng cho chính mình một hệ thống liên mạng và dây cáp truyền hình có tên Donald Trump (?). Nhưng hiện tại Trump TV đang lặng lẽ được phát hình cho người xem trên Youtube, Facebook Video, và Twitter bắt đầu vào ngày 19/10/2016 cũng đã đang thu hút được rất nhiều người xem. 

Vì vậy, giới truyền thông chính mạch của người Mỹ phải chỉ ra rõ ràng những lập trường nào của Trump-Mỹ đã từng lớn tiếng giảo biện, quyết liệt hô hào, hứa hẹn thực hiện; ngược lại, bây giờ Trump-Mỹ cũng quyết liệt trở mặt nuốt lời từ chối thực hiện, hoặc đang do dự muốn thay đổi.  Những sự kiện mới nhất xảy ra cụ thể như Trump-Mỹ đã chối không nhận mình có liên hệ với những người lãnh đạo phong trào Alt-Right Movement, một tổ chức Tân Quốc Xã – Neo-Nazi ở trong nước Mỹ; ông ta còn cho biết tự giữ mình một khoảng cách rất xa với những kẻ cuồng tín chủ thuyết Quyền Tối Thượng Da Trắng – White Supremacism, và chủ thuyết Quốc Gia Da Trắng Yêu Nước – White Nationalism.  Như thế là Trump-Mỹ đã chối, và khiến cho các phe nhóm cuồng tín Alt-Right cũng như White Supermacists và White Nationalists cảm thấy mình bị phản bội. Họ đã rất tức giận sự phản bội trắng trợn này của Trump-Mỹ, vì con trai lớn của ông ta có tên Donald Trump Jr. chính là một nhân vật chủ đạo của nhóm White Supermacists và White Nationalists ở trong nước Mỹ hiện nay.

Hơn nữa, tính cách nói lật lọng của Trump-Mỹ càng nổi bật lên khi một trong những lời giảo biện của Trump-Mỹ đã lặp lại nhiều lần để khích động tâm lý cá nhân cử tri Mỹ ghét Hillary Clinton, và được phe nhóm tuyệt-cực-hữu (far-far-right) tích cực cổ võ là TT. Trump-Mỹ trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống sẽ truy tố hình sự bắt giam Hillary. Nhưng trong cuộc phỏng vấn 60 phút của tờ báo New York Times và CNN vào ngày 22/11/2016 mới đây Trump-Mỹ đã xác nhận rằng sẽ không có chuyện đưa Hillary ra toà. Cũng như TT. Trump sẽ không huỷ bỏ chương trình “Bảo Hiểm Sức Khoẻ Vừa Túi Tiền Người Mỹ - ObamaCare để thay thế bằng chương trình “TrumpCare” (?) Hiện tại chưa biết rõ, nếu TT. Trump và Quốc Hội Mỹ có đa số ghế Cộng Hoà huỷ bỏ chương trình bảo hiểm ObamaCare đang có trên 22 triệu người dân Mỹ thụ hưởng, thì nó được thay thế bằng một chương trình gì.  Trong mấy năm vừa qua Đảng Cộng Hoà đã từng không có một chương trình gì để thay thế ObamaCare. Hơn nữa, ObamaCare đã trở thành “Luật của nước Mỹ” vĩnh viễn; như vậy, muốn huỷ bỏ ObamaCare không phải là một việc đơn giản dễ dàng thực hiện trong thời gian ngắn.  

Chính vì thế, Trump-Mỹ bây giờ có ý định giữ nguyên ObamaCare.  Vào ngày 22/11/2016 chỉ trong 60 phút Trump-Mỹ được các báo New York Times, CNN và các chuyên gia bình luận chính trị Mỹ phỏng vấn; trong cuộc phỏng vấn này, người dân Mỹ nhận thấy rất rõ Trump-Mỹ đã nói lật lọng 6 lần.  Đó là Trump-Mỹ đã dùng lời giảo biện, dối trá để mị dân Mỹ.  Cũng có một chuyện nói năng lật lọng, thay đổi ý kiến nhanh như trở bàn tay của Trump-Mỹ từ nhiều năm trước, bây giờ chứng tỏ Trump-Mỹ không đủ phẩm chất tốt để làm tổng thống.  Vào năm bầu cử tổng thống 2012, mặc dù Trump-Mỹ lúc đó không phải một ứng cử viên nhưng cũng đã phát biểu rằng Cử Tri Đoàn – Electoral College là một “thảm hoạ cho một nền dân chủ - a disaster for a democracy.” Trump-Mỹ lúc đó còn nói thêm rằng “Cử Tri Đoàn chỉ tạo ra một trò cười của nước Mỹ chúng ta – It had made a laughingstock out of our nation.”  Tuy Trump-Mỹ đã nói như vậy, nhưng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11/2016 vừa rồi Trump-Mỹ đã thắng 20 phiếu cử tri đoàn, trái lại bị thua hơn 2 triệu phiếu phổ thông bầu cho Hillary; điều này khiến cho Trump-Mỹ bây giờ phải nói lật lọng khen ngợi Cử Tri Đoàn là “thực sự thiên tài - actually genius” (!) 

Rất rõ ràng Trump-Mỹ có thói quen “sáng nói chiều chối”, vì tuần rồi Trump-Mỹ đã khen Cử Tri Đoàn là thực sự thiên tài, bây giờ lại trả lời phóng viên báo Times rằng ông ta “không bao giờ là người ái mộ Cử Tri Đoàn – never a fan of the Electoral College”, và ông ta “thích phiếu phổ thông hơn – rather do the popular vote.”  Trump-Mỹ phải suy nghĩ thế nào khi Hillary Clinton thực sự đã thắng ông ta hơn 2 triệu phiếu phổ thông?  Và Trump-Mỹ cũng đã biết đây là một sự tính toán làm thế nào để chiếm phiếu cử tri đoàn nhưng thua phiếu phổ thông.  Hiện nay đang có một số chuyên gia điện toán người Mỹ góp ý thúc giục Hillary Clinton nên yêu cầu kiểm tra tổng số phiếu một lần nữa ở ba tiểu bang Wisconsin, Michigan, và Pennsylvania; ba tiểu bang này là truyền thống phiếu dân chủ lâu hơn ba chục năm nay, ứng cử viên cộng hoà đã không thắng; như thế mà Trump-Mỹ lại thắng với tỉ lệ số phiếu không lớn, nhưng chiếm được phiếu cử tri đoàn. Các chuyên gia điện toán Mỹ nghi ngờ có lẽ đã có sự mờ ám, tin tặc đã xâm nhập hệ thống máy điện toán bầu cử ở trong ba tiểu bang này để sửa đổi chi tiết có lợi cho Trump-Mỹ. 

Trong ngày 23/11/2016 chỉ trước ngày Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day 24/11/2016 một ngày.  Liên danh ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống Mỹ là Jill Stein và Ajamu Baraka của Đảng Xanh Mỹ - Green Party of America đã chính thức khiếu kiện kết quả bầu cử ở ba tiểu bang Wisconsin, Michigan, và Pennsylvania.  Đảng Xanh Mỹ mong muốn phải làm sáng tỏ sự thật tại sao Trump-Mỹ đã đạt được một số ít phiếu phổ thông, nhưng đã chiếm được một số nhiều phiếu cử tri đoàn ở ba tiểu bang này (?).  Sự khiếu kiện của liên danh Jill Stein và Ajamu Baraka cũng đã được nhiều người dân Mỹ ủng hộ quyên tiền tới 4.7 triệu đôla cho chi phí kiện tụng.  Cũng đã có 165 đại biểu cử tri đoàn ở 11 tiểu bang tuyên bố hưởng ứng bằng cách vào ngày 19/12/2016 sắp tới sẽ không bỏ phiếu cho Trump-Mỹ để kết quả bầu cử của Trump-Mỹ bị đảo ngược.  Các đại biểu cử tri đoàn ở các tiểu bang khác cũng đang được vận động tham gia nổ lực ngăn Trump-Mỹ bước vào toà Nhà Trắng.  Cụ thể như ở các tiểu bang Colorado, Washington, v.v… 

Hơn nữa, cái thói quen nói năng lật lọng của Trump-Mỹ không thể thích hợp với một tổng thống của một cường quốc.  Tính cách lật lọng có thể chấp nhận được cho một ông chủ của trường đại học tư thục như Trump University đã lường gạt những sinh viên ghi danh học tại trường này.  Khi trường ĐH Trump University bị phát hiện lừa đảo sinh viên và bị thưa kiện ra toà, thì Trump-Mỹ nhanh chóng chịu bồi thường 25 triệu đôla để sinh viên bãi nại. Nhưng uy tín của trường ĐH Trump University thì sao?  Trong tương lai, với tư cách là tổng thống Mỹ, Trump-Mỹ vẫn có thể bị một quốc gia khác thưa kiện ra toà về một tội hình nào đó. Đó là không kể tới việc Trump-Mỹ vẫn có thể bị một hoặc nhiều công dân Mỹ thưa kiện về một hay nhiều  chuyện gây thiệt hại cho họ trước ngày Trump-Mỹ làm tổng thống Mỹ.  Khi đề cập tới Quỷ Từ Thiện Clinton (Clinton Foundation) do cựu tổng thống Clinton thành lập vào năm 1997, Trump-Mỹ trong ngày 22/8/2016 đã kết án “Quỷ Từ Thiện Clinton là một tổ chức kinh doanh tham nhũng nhất trong lịch sử chính trị - the Clinton Foundation is the most corrupt enterprise in political history”, và “Nó phải bị đóng cửa ngay lập tức – It must be shut down immediately” 

Nhưng trong 60 phút phỏng vấn của các báo New York Times và CNN, Trump-Mỹ đã nói lật lọng rằng “Quỷ Từ Thiện Clinton đã làm việc rất tốt”.  Với tư cách là tổng thống Trump-Mỹ sẽ bằng mọi cách cho phép Quỷ Từ Thiện Clinton được tiếp tục hoạt động (!) Nhưng rõ ràng Trump-Mỹ đã quên rằng chính mình có một tổ chức Trump Foundation đã từng vi phạm luật tiểu bang New York và Sở Thuế Liên Bang Mỹ IRS tới nay chưa được giải quyết dứt khoát.  Trên thực tế Trump Foundation đã bị Bộ Tư Pháp ra lệnh ngưng hoạt động quyên tiền ở tiểu bang New York.  Trong 60 phút phỏng vấn, Trump-Mỹ đã nói rằng “Luật pháp hoàn toàn đứng về phía của tôi (tổng thống Trump-Mỹ) – The law is totally on my side”.  Nhưng thật là bất thường, trái ngược lý lẽ khi Trump-Mỹ đã nói tiếp “tổng thống không thể có xung khắc quyền lợi – the president can’t have a conflict of interest” 

Nói tới điểm này thì quá rõ rệt là đầu óc của Trump-Mỹ không được bình thường, hợp lý luận chút nào. Đầu óc của Trump-Mỹ rất phi thường, giảo hoạt, vì Trump-Mỹ đã từng giảo biện, nói lật lọng nước đôi để có thể sáng nói chiều chối. Một lãnh đạo quốc gia có thể nói “Luật Pháp hoàn toàn đứng về phía của tôi” hoặc “Tôi hoàn toàn đứng về phía Luật Pháp”, nhưng cái ý nghĩa của hai câu xác định này hoàn toàn khác nhau.  Câu này là của một tên độc tài; còn câu kia là của một lãnh đạo tôn trọng luật pháp quốc gia.  Một thí dụ rất điển hình cụ thể là Trump-Mỹ đã có những khách sạn sang trọng và các tài sản địa ốc đắc tiền ở các nước Uruguay, Paraguay, Panama, hoặc ở trong Vùng Trung Đông, và Dubai.  Trong trường hợp ở những nơi đó có biến động chính trị và nhà cầm quyền địa phương không yêu cầu, hoặc có yêu cầu nước Mỹ gởi lính Mỹ tới can thiệp; như vậy, TT Trump-Mỹ sẽ quyết định bảo vệ quyền lợi của gia đình Trump hay quyền lợi của nước Mỹ?  Quyền lợi của gia đình Trump là phải hiểu rõ gồm có các phần kinh doanh của các con trai, con gái của Trump-Mỹ.  Hiện nay, tổng thống đắc cử Trump-Mỹ vẫn còn nhập nhằng, chưa dứt khoát rõ ràng về vấn đề quan hệ kinh doanh của nhiều nước ngoài với gia đình Trump từ trước tới nay. Đây là một nguyên nhân chính đã khiến cho Trump-Mỹ không chịu công khai việc đóng thuế kinh doanh của gia đình Trump.  Và việc tiếp tục hợp tác kinh doanh của nhiều nước ngoài với gia đình TT. Trump-Mỹ sẽ là những nguy cơ xung khắc quyền lợi quốc gia Mỹ.

Trong quá trình tự tạo cho mình nổi tiếng trong lãnh vực chính trị Mỹ, Trump-Mỹ cũng còn đề cập tới vấn đề Khí Hậu Thay Đổi – Climate Change.  Để đối phó với vấn đề Khí Hậu Thay Đổi đã có gần 200 quốc gia trong đó có nước Mỹ cùng nhau soạn thảo kế hoạch và đồng ý ký kết Hiệp Ước Paris để giảm sự xả thải thán khí nhằm giải cứu địa cầu thoát nạn bị hâm nóng làm xảy ra nhiều thiên tai hoặc do con người gây ra.  Trump-Mỹ đã không chấp nhận là có vấn đề khí hậu thay đổi, ông ta khẳng định rằng đó chỉ là một trò lừa gạt của Tàu Cộng – China’s hoax - để làm cho kỷ nghệ sản xuất của Mỹ không thể cạnh tranh với Tàu Cộng.  Cũng tương tự như Trump-Mỹ, ở nước Phi có TT. Duterte-Trump-Phi vào ngày 19/7/2016 cũng đã phản đối Hiệp Ước Paris về Khí Hậu Thay Đổi vì TT Duterte-Trump-Phi cho rằng Hiệp Ước Paris là “ngu xuẩn – stupid” do các quốc gia phát triển lợi dụng để kềm chế các nước đang phát triển như nước Phi.  Tuy nhiên, vào ngày 4/11 /2016 TT. Duterte-Trump-Phi đã thay đổi lập trường, không gay gắt chống đối Hiệp Ước Paris nữa, nhưng vẫn còn chần chờ không thông qua hiệp ước như 97 quốc gia khác đã làm rồi. Vì vậy, luận điệu giảo biện trong lúc tranh cử của Trump-Mỹ là rút khỏi Hiệp Ước Paris. Bây giờ Trump-Mỹ lại thay đổi ý kiến, ông ta tin rằng có sự liên quan giữa các hoạt động của con người với vấn đề khí hậu thay đổi.  Ông ta cho biết Chính Phủ Trump-Mỹ sẽ tiếp tục tham gia Hiệp Ước Paris.  

Cũng có lẽ tổng thống đắc cử Trump-Mỹ là một loại người “sáng nói chiều chối” thường nói năng lật lọng, và hay thay đổi lập trường. Rất rõ ràng là ông ta “thuộc loại người không có nguyên tắc gì cả”. Đối với ông ta thì “mọi thứ, mọi chuyện đều có thể thương lượng được.” Và như thế thì ông tổng thống đắc cử Trump-Mỹ không có đủ phẩm chất tốt, không kiên định lập trường, không đạt tiêu chuẩn cao của một người lãnh đạo cường quốc mà đa số người dân Mỹ mong muốn. Cái tư cách cố ý không nhìn nhận những lỗi lầm của mình là không phải một tư cách tốt. và nhất là của tổng thống Mỹ.  Sự kiện Trump-Mỹ đã đồng ý giải quyết bên ngoài toà án, nhanh chóng trả tiền bồi thường 25 triệu đôla cho các sinh viên ghi danh học tại trường đại học Trump University để họ phải bãi nại không thưa kiện là một trong những cách Trump-Mỹ không nhận lỗi của mình.  Nhưng với tư cách tổng thống Mỹ thì Trump-Mỹ sẽ không thể tiếp tục thói quen phớt lờ những sai phạm của mình được nữa.

Sơ lược qua những chuyện nói năng lật lọng của Trump-Mỹ giảo biện để lôi cuốn người nghe nói vậy mà không phải vậy, cũng khiến chợt nhớ tới Duterte-Trump-Phi.  Trong khi vận động tranh cử, Duterte-Trump-Phi đã mạnh bạo tuyên bố rằng nếu ông ta đắc cử tổng thống nước Phi, thì ông ta sẽ chạy chiếc xe phản lực trượt nước tới các đảo Trường Sa để cắm lá quốc kỳ Phi chỉ rõ chủ quyền của nước Phi chống lại Tàu Cộng xâm chiếm vùng biển-đảo của Phi; nếu bọn Tàu Cộng không chịu như vậy thì cứ bắn chết Duterte-Trump-Phi tại chỗ trên đảo Trường Sa để ông ta trở thành một anh hùng dân tộc Phi.  Nhưng khi chính thức là tổng thống nước Phi, thì Duterte-Trump-Phi không thực hiện lời hứa này với nhân dân Phi, vì sợ chiếc xe trượt nước sẽ bị lật úp làm cho ông ta chết chìm dưới biển, và nhân dân Phi sẽ mất một ông tổng thống khốn nạn - khốn khổ hoạn nạn - của họ!

Tóm lại để chấm hết bài bình luận chính trị quá dài này là trở lại chuyện Th.T. Abe của nước Nhật đã gặp mặt TT. Duterte-Trump-Phi để biết chắc chắn tổng thống Phi muốn cái gì. Có khi TT. Duterte-Trump-Phi nói vậy mà không phải vậy. Và bây giờ Th.T. Abe phải đi gặp tận mặt tổng thống đắc cử Trump-Mỹ tại toà tháp chọc trời Trump Tower ở New York để nghe Trump-Mỹ nói lời chân thật (?) về mối quan hệ giữa nước Mỹ và Á Châu.  Tất cả giới truyền thông chính mạch Mỹ và quốc tế không được phép tham dự buổi gặp mặt này của Trump-Mỹ và Abe.  Căn cứ vào những tấm hình đã chụp do văn phòng tổng thống đắc cử Trump-Mỹ phổ biến, thì buổi gặp mặt này lại có mặt con gái của Trump-Mỹ tham dự. Tấm hình được chụp như vậy và được phổ biến khắp thế giới, nó có một ngụ ý rõ rệt là giới thiệu với các nước cái thương hiệu Ivanka Trump sẽ tiếp xúc giao dịch kinh doanh với họ dễ dàng hơn dưới chiếc ô dù TT. Trump-Mỹ.  Khi Trump-Mỹ đã nói “tổng thống không thể có một xung khắc quyền lợi – the president can’t have a conflict of interest”, thì ông ta có thực sự hiểu các con ông ta kinh doanh dưới chiếc ô dù TT. Trump-Mỹ là những xung khắc quyền lợi quốc gia hay không?  Thông thường các tổng thống phải kiên định lập trường và có các chính sách rõ ràng; họ không thể hôm nay nói thế này, ngày mai lại nói thế khác, và các cố vấn của họ lại phải giải thích là cả hai tổng thống “Trump-Mỹ Và Trump-Phi Không Muốn Được Xem Trọng Lời Nói Của Họ.” Trong tình hình hiện tại bất trắc của các nền kinh tế và các xã hội luôn bị dao động, những lời nói và hành động của Trump-Mỹ và Trump-Phi lại trái ngược nhau; như vậy sẽ gây ra nhiều vấn đề khốn nạn - khốn khổ và hoạn nạn – cho người dân và chính phủ của hai nước Mỹ-Phi./.

T.B: Thành thật xin lỗi quí vị đọc giả, vì đã bình luận dài dòng chính trị trong Ngày Lễ Tạ Ơn!   
Dr. Tristan Nguyễn – San Francisco, Thanksgiving Day 24/11/2016 

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

CHÚC MỌI NGƯỜI NGÀY LỄ TẠ ƠN NỒNG ẤM VUI VẺ HẠNH PHÚC

CHÚC MỌI NGƯỜI NGÀY LỄ TẠ ƠN 
NỒNG ẤM VUI VẺ HẠNH PHÚC
HAPPY THANKSGIVING DAY



Chúc quí vị có một bữa Ăn Tối Lễ Tạ Ơn rất ngon miệng, vui vẻ 
cùng với người thân yêu trong gia đình và các bạn yêu quí.


Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

DUTERTE LÀ DONALD TRUMP CỦA PHILIPPINES

DUTERTE LÀ DONALD TRUMP CỦA PHILIPPINES

Bức hí hoạ của Nhật Báo Cebu Daily News - Inquiry Net the Philippines
 Dr. Tristan Nguyễn
Rodrigo Duterte sinh năm 1945 trong một dòng họ nội-ngoại đều có thế lực chính trị ở cả hai tỉnh Leyte và Cebu trên Đảo Visayas miền Trung, nước Philippines vào thập niên 1940. Gia đình Duterte có đạo Công Giáo.  Rodrigo Duterte là con trai của ông Vicente Duterte làm luật sư tư nhân và bà Soledad Duterte làm giáo viên công lập trong thời kỳ 1965-1986 của tổng thống Ferdinand Marcos. Ông Ngoại của Duterte là người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc di cư tới Phi.  Vào năm 1950 gia đình Dutertes dời chỗ ở tới tỉnh Davao trên Đảo Mindanao miền Nam. Ở đây Vicente Duterte đã tham gia việc chính trị, và sau cùng trở thành tỉnh trưởng Tỉnh Davao trong thời gian 1959-1968, lúc khu vực Davao chưa tách ra thành ba tỉnh Davao Bắc, Trung, Nam khác nhau.

Như vậy, Rodrigo Duterte đã lớn lên trong một gia đình Công Giáo danh giá, quyền thế. Ở bậc đại học, Duterte đã học ngành chính trị học. Các bạn học của Duterte kể lại ông ta có một cá tính lập dị, hay tỏ ra mình có tinh thần yêu nước bằng cách không nói tiếng Anh với các bạn học ở trong lớp; Duterte chỉ nói tiếng Phi Tagalog hoặc thổ ngữ của các địa phương. Vào những năm đó giáo sư chủ nhiệm ngành chính trị học là ông Jose Maria Sison, một trong những người thành lập Đảng Cộng Sản Phi – CPP (Communist Party of the Philippines) - theo chủ thuyết Mao Trạch Đông. Hiện nay ông Sison, 77 tuổi; từ năm 1986 ông Sison phải ra nước ngoài sinh sống, và đang ở tại Thụy Điển. Ông Sison cũng cho biết thêm là ông ta cư xử với Duterte như một người bạn; Sison lớn hơn Duterte 6 tuổi.  

Sau khi xong đại học, Duterte đã tốt nghiệp luật sư và tham gia việc chính trị như cha của ông ta.  Một cách công khai Rodrigo Duterte không phải là đảng viên Cộng Sản Phi – CPP, cũng không phải một thành viên Mặt Trận Dân Chủ Quốc Gia - NDF (National Democratic Front), một tổ chức chính trị hoạt động hợp pháp của CPP Đảng Cộng Sản Phi; tuy nhiên, Duterte được nhiều người biết ông ta vào những năm 1980-1985 vì ông ta rất tích cực trong việc sắp xếp những cuộc gặp mặt giữa những người chỉ huy đơn vị cộng sản và các ký giả ngoại quốc. Vào thời gian này Đảng Cộng Sản Phi phát triển hoạt động mạnh. Như vậy, Đảng Cộng Sản Phi - CPP có hai cánh tay đắc lực, cánh tay phải là tổ chức vũ trang Tân Quân Đội Nhân Dân –NPA (New People’s Army), và cánh tay trái là tổ chức chính trị Mặt Trận Dân Chủ Quốc Gia – NDF (National Democratic Front)

Vào đầu năm 1988, Rodrigo Duterte đã thắng cử chức thị trưởng thành phố Davao. Davao là một thành phố lớn thứ ba của nước Phi trên Đảo Mindanao ở miền Nam. Dưới quyền của Thị Trưởng Duterte là một “uỷ ban đặc nhiệm an ninh Alsa Masa” gồm có các “uỷ viên giết người không gớm tay”; chính họ thực sự là những đảng viên cộng sản có vũ trang NPA (New People’s Army).  Họ đúng là một bộ phận vũ trang của Đảng Cộng Sản Phi – CPP, nhưng họ đã rất khôn khéo nguỵ trang bằng một hình thức khác hợp pháp dưới quyền điều khiển của Duterte để giữ an ninh, trật tự, làm sạch tệ nạn xã hội ở trong Tỉnh Davao. Lúc đó có nhiều người đã nghi ngờ Thị Trưởng Duterte yễm trợ và cấp ngân sách cho uỷ ban đặc nhiệm an ninh Alsa Masa để thanh toán các phe nhóm đối nghịch.

Chính là Mặt Trận Dân Chủ Quốc Gia - NDF xác định rằng Duterte đã thực sự yễm trợ cho uỷ ban trung ương Đảng Cộng Sản Phi – CPP để thanh trừng những phần tử cách mạng cộng sản thành thị, vì những người này đã có ý định thoát ly khỏi chủ thuyết Mao Trạch Đông. Kết quả của các đợt chiến dịch làm sạch xã hội, Duterte thực sự đã giết chết vài trăm người Phi ở trong quản hạt của ông ta.  Kể từ thời kỳ làm thị trưởng Duterte đã có thành tích thẳng tay trừng trị những kẻ mà Duterte cho rằng không có giá trị, không xứng đáng để sống. Và như thế Duterte đã nổi danh là “Người Trừng Phạt – The Punisher” ở miền Nam Philippines. Tuy như vậy, cũng có nhiều người Phi đã đồng tình ủng hộ Duterte, bởi vì Duterte có thể vãn hồi an ninh trật tự trong khu vực trách nhiệm quản lý của ông ta. Nhưng cái mô hình cai trị kiểu mẫu Rodrigo Duterte đã không được các địa phương khác trong nước Phi làm theo.

Trên một bình diện khác, một cách khách quan nhận xét rằng Thị Trưởng Duterte chưa bao giờ tỏ ra tôn trọng Mỹ Quốc và đạo Công Giáo, mặc dù chính ông ta là một tín đồ Công Giáo và đa số người dân Phi có đạo Công Giáo. Quả thật Duterte có một ác cảm đặc biệt dành cho Đế Quốc Mỹ, và ông ta càng tỏ ra chống Mỹ hơn nữa khi có xảy ra một vụ bom nổ rất bí ẩn ở trong một khách sạn tại thành phố Davao vào tháng Năm 2002, mà nghi can là một người Mỹ lại được Toà Đại Sứ Mỹ nhanh chóng giúp nghi can trốn thoát.

Một thị trưởng Duterte đã có quá khứ “nhuộm máu thành phố Davao” như thế, bây giờ là tổng thống Duterte của nước Phi.  Sau khi thắng cử tổng thống, Rodrigo Duterte, đảng viên Đảng Dân Chủ Phi - Quyền Lực Nhân Dân – PDP-Laban (Philippine Democratic Party – People’s Power - Laban) cũng đã bắt đầu một chiến dịch “Máu Nhuộm Ma Tuý”. Trong một bài diễn văn TT Duterte đã nêu câu hỏi “những kẻ sử dụng ma tuý có phải là con người không?”, và ông ta có ẩn ý thúc giục các nhân viên an ninh và cảnh sát cứ tự nhiên tự giải quyết cái tệ nạn ma tuý của người dân Phi. Như vậy chế độ Rodrigo Duterte kể từ ngày 30/6/2016 đã bắt đầu bao phủ nước Cộng Hoà Philippines bằng một sự mờ ám, chết chóc tang thương.  Kể từ ngày đầu chiến dịch chống ma tuý, đã có hơn 4700 người bị an ninh, cảnh sát giết chết.

Sự kiện trong một thời gian ngắn chế độ Duterte giết quá nhiều người cho là nghi can mua bán và sử dụng ma tuý, mà không cần được xét xử, đã bị Liên Hiệp Quốc và các chính phủ Tây Phương cũng như Mỹ lên tiếng phản đối, chỉ trích gay gắt. TT Duterte cũng đã phản ứng lại rất mạnh mẽ và bằng những lời lẽ thô tục, như gọi TT Obama là “đồ chó đẻ” không có quyền can thiệp vào chuyện nội bộ của nước Phi . Duterte cũng đã gọi Giáo Hoàng Francis là “con của gái điếm” vì khi giáo hoàng tới thăm nước Phi gây ra sự ùn tắt giao thông trên đoạn đường từ phi trường vào thành phố Manila, ngẫu nhiên lại cùng lúc với Duterte đang đi ra phi trường khiến cho Duterte bị kẹt xe lâu năm tiếng đồng hồ nên Duterte đã nổi khùng, phát cơn nói thô tục “Giáo Hoàng à, đồ con của gái điếm, về nhà đi. Đừng thăm viếng nữa nhé. - Pope, son of a whore, go home. Don't visit anymore'." Đó là cá tính nói năng thô lổ của Duterte cũng giống như Donald Trump ứng cử viên tổng thống Mỹ 2016; Trump cũng đã xung khắc với giáo hoàng về việc xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ cho nên Duterte được gắn cho cái hổn danh là Donald Trump của nước Philippines.
Với quyền hạn tổng thống, Duterte còn đe doạ rút nước Phi ra khỏi tổ chức LHQ. Cũng tương tự như Trump đã đe dọa rút quân đội Mỹ ra khỏi tổ chức NATO. Tuy nhiên, chế độ Duterte lại được Đảng Cộng Sản Phi ca ngợi như sau “tình hình bây giờ hiện đang hình thành một liên minh yêu nước giữa Chế Độ Duterte Chống Mỹ và Cách Mạng và các Lực Lượng Yêu Nước - the situation now exists for the forging of a patriotic alliance between Duterte’s Anti-US Regime and the Revolutionary and Patriotic Forces”.

Hãy sơ lược lịch sử cận đại, nước Phi và thế giới đã chứng kiến vào năm 1986 có hàng triệu người dân Phi trong cả nước xuống đường biểu tình lật đổ chế độ độc tài Ferdinand Marcos. Tiếp theo Cuộc Cách Mạng Quyền Lực Nhân Dân Phi (Filipino People Power Revolution) là thời kỳ nước Phi được tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do bầu cử. Trên lãnh vực phát triển kinh tế nước Phi với dân số hơn 100 triệu người đã là một nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất và tốt nhất ở khu vực Đông Nam Á vào thời điểm đó nữa.

Sau ngày chế độ độc tài Marcos bị lật đổ là những nhiệm kỳ tổng thống của Corazon Aquino, Fidel Ramos, Joseph Estrada, Gloria Macapagal Arroyo, Benigno Aquino III, và bây giờ là Rodrigo Duterte. Người ta vẫn không quên là trên thực tế ở nước Phi đã và đang có cuộc xung đột vũ trang du kích chiến tranh nhân dân theo kiểu Mao-ít từ ngày Đảng Cộng Sản Phi thành lập vào năm 1968 tới nay. Những cuộc chạm súng giữa phiến quân du kích cộng sản và quân đội chính phủ Phi đã và đang kéo dài hơn 68 năm. Những người Cộng Sản Phi-Mao-ít vẫn tiếp tục thực hiện bạo lực cách mạng với mục đích cuối cùng là lật đổ chính phủ Cộng Hoà Philippines. Các lực lượng du kích Phi Cộng cũng thường chạm súng với các lực lượng chính phủ Cộng Hoà Phi ở hai đảo lớn Mindanao miền Nam và Visayas miền Trung.  Chiến tranh nhân dân vũ trang du kích với một nước có quá nhiều đảo như nước Phi khiến cho việc bình định nông thôn và dẹp hết phiến quân cộng sản trở nên rất khó khăn; hơn nữa Đảng Cộng Sản Phi-Mao-ít đã và đang được hai Đảng Tàu Cộng và Hàn Cộng yễm trợ mọi thứ.

Tình hình thực tế đã đang như thế, thì tại sao người dân Phi đã bầu Rodrigo Duterte làm tổng thống nhiệm kỳ 2016-2022 của họ? Người dân Phi đã nhẹ dạ lầm tưởng tin rằng ứng cử viên tổng thống Rodrigo Duterte là một anh hùng dân tộc Phi tích cực chống Tàu Cộng bành trướng ở vùng Biển Tây Philippines. Lúc vận động tranh cử Duterte đã tuyên bố trong một cuộc họp báo “Tôi sẽ yêu cầu Hải Quân Phi đem tôi đi ra một điểm gần nhất trong Biển Hoa Nam, một chỗ thuận tiện cho họ và tôi sẽ cởi một chiếc xe phản lực trượt nước. Tôi sẽ mang theo một cây cờ và khi tôi tới Trường Sa, tôi sẽ trương lên lá cờ Philippines. Tôi sẽ bảo họ (bọn Tàu Cộng), sutukan o barilan? Nếu bọn mày tiếp tục ‘chơi – f******’ với chúng tao, bọn mày sẽ thấy tao đứng ở đó tại Trường Sa và bọn mày phải giết tao đi.”- (I will ask the Navy to bring me to the nearest point in South China Sea that is tolerable to them and I will ride a jet ski‎. I will carry a flag and when I reach Spratlys, I will erect the Filipino flag. I wil tell them (Chinese), Suntukan o barilan?.  If you continue f****** with us, you will see me standing there in Spratlys and you have to kill me.) Chính vì lời lẽ quyết liệt yêu nước của Duterte cứng rắn, thô tục như vậy, Duterte xứng đáng được gọi là Donald Trump của Philippines; lẽ tất nhiên Duterte cũng đã mê hoặc được lòng người dân Phi, và đã thúc giục họ bỏ phiếu bầu cho Duterte làm tổng thống Phi trong nhiệm kỳ sáu năm, 2016-2022.

Tuy nhiên, thực tế trái ngược lại những gì Duterte đã nói để lôi cuốn người dân Phi bầu cho ông ta làm tổng thống, bởi vì chính Duterte xác nhận rằng chỉ nói phô trương cường điệu (just a hyperbole) để bày tỏ lập trường của Duterte là không nhân nhượng Tàu Cộng một điều gì. Thế là Duterte sẽ không bao giờ cởi chiếc xe phản lực trượt nước một mình chạy tới Trường Sa để cắm một lá quốc kỳ Philippines chứng tỏ chủ quyền của nước Phi trong một vùng biển và đảo đang tranh chấp với Tàu Cộng.  Duterte còn cho biết thêm rằng ông ta không biết bơi, nếu tai nạn xảy ra làm chiếc xe phản lực trượt nước lật úp, thì người dân Phi phải mất tổng thống Duterte của họ (!)  Quả thật Duterte đã khéo hài hước, nhưng gian xảo, quỷ quyệt trong một trò đùa gạt người – Duterte mị dân.  Duterte không phải dân túy!

Do cái thói quen chửi thề, văng tục, nói trước, chối sau của Duterte cũng đã làm cho nhiều lãnh đạo của nước khác không thích ông ta, và uy tín của tổng thống Phi trong quan hệ quốc tế bị giảm xuống. Hơn nữa, trong nước Phi đã đang nổi lên dư luận của người dân Phi là không tán thành chính sách ngoại giao của Duterte đổi hướng về Tàu Cộng, bởi vì nước Phi là một quốc gia đồng minh chiến lược lâu năm của Mỹ, và kể từ ngày nước Phi độc lập người dân Phi luôn luôn thần tượng nước Mỹ.
Ở đây cũng nên nhắc sơ lược những sự kiện lịch sử có liên quan tới Duterte.  Vào năm 1988 khi Duterte là thị trưởng Davao, Duterte đã từng tự hào mình là một người tiến bộ xã hội chủ nghĩa và có mối liên hệ với Đảng Cộng Sản Phi (CPP). Nhưng nhiều người đã không hiểu rõ tại sao Duterte lúc đó lại giết chết rất nhiều đảng viên cộng sản Phi.  Đến khi Mặt Trận Dân Chủ Quốc Gia –NDF- (National Democratic Front), một tổ chức chính trị hoạt động hợp pháp của Đảng Cộng Sản Phi (CPP) tiết lộ là những người bị giết là những đảng viên cộng sản có khuynh hướng rời bỏ tư tưởng Mao.  Cho nên Đảng Cộng Sản Phi (CPP) đã mượn tay thị trưởng Duterte để thanh trừng những đảng viên ly khai Mao-ít. Thị trưởng Duterte đã gắn cho họ tội danh là những “kẻ trộm cướp”, thành phần du đảng cần phải tiêu diệt để ổn định xã hội tỉnh Davao.

Như vậy, Luật Pháp và Trật Tự (Law and Order) đã luôn luôn là ưu tiên của Duterte, nhưng phải được hiểu thêm là Luật Pháp và Trật Tự của Duterte mới đúng nghĩa chính xác được Duterte áp dụng.  Tương tự như vậy, Luật Pháp và Trật Tự cũng là một trong những đề tài chính trong các bài diễn văn tranh cử tổng thống của Trump. Lập luận của Trump là các lực lượng cảnh sát có quyền “Chặn người lại và Dùng tay rà xét khắp thân thể - Stop and Frisk”. Trump cho rằng việc kiểm tra này của cảnh sát không vi phạm nhân quyền hay dân quyền. Những trường hợp cảnh sát bắn chết người chỉ là tự vệ khi người bị tình nghi có vũ khí hoặc có dấu hiệu gây nguy hiểm cho cảnh sát. Trump chủ trương một quốc gia cảnh sát để những sinh hoạt xã hội Mỹ được ổn định.

Còn riêng Duterte đã có một tiểu đội sát thủ (Davao Death Squad (DDS). Tiểu Đội Sát Thủ Davao này được dùng để thanh trừng những nhóm đối lập và những kẻ trộm cướp, xì ke ma tuý, tệ nạn xã hội nói chung.  Duterte đã và đang nổi tiếng hung bạo nhưng được số đông người dân Phi ủng hộ vì họ nhận thấy ở tỉnh Davao đã có an ninh trật tự trong thời gian nhiều năm qua.  Hơn nữa, trong mùa hè 2016 này sau khi Duterte nhậm chức tổng thống từ tháng Sáu cho tới nay an ninh trật tự xã hội của nước Phi tương đối khá ổn định.  Mặc dù Duterte đã giết chết 4700 người trong cuộc chiến chống ma tuý ở nước Phi hiện nay.

Ngược lại, cũng có một điều nổi bật là Duterte đã tuyên bố ngưng bắn với  Đảng Phi Cộng (Communist Party of the Philippines) - CPP và Tân Quân Đội Nhân Dân Phi, còn gọi là Phiến Quân Cộng Sản Phi (New People’s Army) - NPA. Duterte đã ra lệnh cho Quân Lực Cộng Hoà Phi (Armed Forces of the Philippines) và Cảnh Sát Quốc Gia Phi (Philippines National Polce) phải nghiêm chỉnh thi hành lệnh ngưng bắn. Cũng rất rõ ràng là ngưng bắn với phiến quân cộng sản còn có nghĩa là ổn định xã hội, bởi vì phiến quân sẽ không tiếp tục khủng bố, không bắt cóc người, không ám sát các viên chức chính phủ, không phá hoại các khu chợ, cầu đường giao thông.  Trong thời gian 68 năm đây là lần đầu tiên Đảng Phi Cộng và Tân Quân Đội Nhân Dân đồng ý ngưng bắn với chính phủ Duerte của nước Cộng Hoà Philippines. Cuộc ngưng bắn cũng có ẩn ý tạo uy tín và thế lực cho Duterte đối với Quốc Hội và người dân Phi.

Thêm vào đó, Duterte đã mời các đại diện Phi Cộng trong Mặt Trận Dân Chủ Quốc Gia - NDF tham gia nội các chính phủ Duterte.  NDF là một tổ chức trá hình để hoạt động chính trị hợp pháp của Đảng Phi Cộng (CPP). Những phần tử cộng sản đã được bổ nhiệm cụ thể như sau:  Rafael Mariano làm Tổng Trưởng Cải Cách Nông Nghiệp; Judy Taguiwalo làm Tổng Trưởng An Sinh Xã Hội; Liza Maza làm Uỷ Viên Trưởng của Uỷ Ban Chống Nghèo Toàn Quốc (National Anti-Poverty Commission). Mặt Trận Dân Chủ Quốc Gia –NDF còn thúc đẩy Duterte phải bổ nhiệm Leoncio Evasco làm Tổng Trưởng Nội Vụ. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Duterte vừa qua, Evasco đã từng làm Quản Lý Trưởng chiến dịch tranh cử cho Duterte.
Chỉ trong thời gian mới đây những người Phi quốc gia lãnh đạo kinh tế tài chính nước Phi đã đề nghị TT Duterte nên loại bỏ những “phần tử cộng sản” trong nội các chính phủ Cộng Hoà Phi Luật Tân.  Nhưng Duterte lại muốn thành lập một chính phủ cách mạng theo cơ cấu liên bang.  Căn cứ theo lập luận của Duterte đã nói là “Tôi phải sửa chữa cái chính phủ này. Tôi sẽ không làm công việc đó nếu quí vị muốn đặt tôi vào chỗ đó (cương vị tổng thống) với lời tuyên thệ trang trọng để dính chặt vào những luật lệ hiện hành. Tôi muốn thoát ra với một hệ thống hành chính mới, một chính phủ mới - I have to fix this government. I won’t do it if you want to place me there with the solemn pledge to stick to the rules.  I want to get out with a new bureaucracy, a new government.” Duterte xác định rằng chỉ có cơ cấu chính phủ liên bang mới có thể giải quyết triệt để tệ nạn tham nhũng, tội ác xã hội và vấn nạn “Đế Quốc Manila”.

Cơ cấu chính phủ liên bang như Duterte muốn thành lập ở nước Phi là quyền lực lãnh đạo quốc gia được chia ra giữa chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương; như thế thì sẽ làm tăng quyền tự trị của các đơn vị quản trị hành chính của chính quyền địa phương. Một số lãnh vực như quốc phòng, tiền tệ và ngoại giao sẽ do chính quyền trung ương trách nhiệm. Các lãnh vực khác sẽ do các chính quyền địa phương trách nhiệm. Duterte và một số người ủng hộ ông ta chủ trương chống lại cái guồng máy chính trị theo kiểu tổng thống chế hiện nay của nước Phi, nó tập trung quyền hành tổng thống và ban lệnh từ trên xuống do cái mà họ gọi là “Đế Quốc Manila” tham nhũng, thối nát.  Cái “Đế Quốc Manila” này cần phải dẹp bỏ. Khi ngưng bắn với Đảng Cộng Sản Phi và Tân Quân Đội Nhân Dân CS, nhiều người dân Phi đã có thắc mắc với Duterte là ngưng bắn tại chỗ có những vùng cộng sản kiểm soát; như vậy, Duterte có đồng ý công nhận “lãnh thổ của Đảng Cộng Sản Phi” hay không? Đã có nhiều Dân Biểu trong Quốc Hội Cộng Hoà Philippines phản đối Duterte về chủ trương nhượng bộ cộng sản của Duterte.  Họ lo sợ và nghi ngờ Duterte cấu kết với Đảng Phi Cộng có ý đồ lợi dụng tổ chức cơ cấu liên bang để giành quyền tự trị cho các địa phương, cụ thể như Đảo Mindanao ở miền Nam hoặc Đảo Visayas ở miền Trung là hai đảo lớn có nhiều hoạt động của phiến quân cộng sản Phi; một trong hai đảo lớn này sẽ tách ra khỏi liên bang để trở thành lãnh thổ của phiến quân cộng sản Phi.

Tuy ở hai nước khác nhau cách xa bằng chiều ngang của Thái Bình Dương rộng lớn và hai người, Duterte và Trump, là hai chủng tộc khác nhau rõ rệt, nhưng Donald Trump của Mỹ và Donald Trump của Phi lại có những tương đồng khá thú vị.  Duterte đã có một luận điệu giống hệt như của Trump về ý dịnh muốn phá bỏ guồng máy chính trị cũ làm lại cái mới. Nhưng nước Mỹ đã có cơ cấu chính phủ liên bang hơn hai trăm năm rồi, chỉ có một chuyện theo Trump xác định là chính quyền liên bang Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn thối nát như bị ứ đọng sình lầy phải tháo rút cho sạch –“Drain the Swamp in D.C”.  Trump cũng còn tuyên bố rằng “Không có ai hiểu cái hệ thống nhiều hơn tôi, đó chính là tại sao chỉ một mình tôi có thể sửa chữa nó. – Nobody knows the system better than me, which is why I alone can fix it.” Và cả hai, Donald Trump của Mỹ cũng như Donald Trump của Phi đều muốn làm lung lay lắc lư các giới chức lãnh đạo quân sự và cảnh sát an ninh quốc gia Mỹ và Phi.  Trong khi Duterte sẽ yêu cầu tất cả tướng lãnh Phi phải từ chức, thì Trump sẽ cho các tướng lãnh Mỹ nghỉ việc trong vòng 30 ngày đầu tiên của Trump nhậm chức tổng thống!  Có lẽ cả hai, Trump và Duterte, không hiểu hết mối quan hệ giữa tổng thống và quân đội.

Lại có thêm một chuyện rất kỳ quặc nữa tương đồng giữa Duterte và Trump.  Đó là cả hai đều phản đối Hiệp Ước Paris về Khí Hậu Thay Đổi (Paris Agreement on Climate Change) được soạn thảo bởi 195 quốc gia trong số đó có cả hai nước Mỹ và Phi cùng tham gia trong tháng 12 năm 2015 tại Paris, Pháp.  Duterte thì nói Hiệp Ước Paris về Khí Hậu Thay Đổi là “ngu xuẩn và kỳ cục – stupid and absurd”; còn Trump thì nói nó là “trò lừa gạt chơi xỏ của Trung Quốc” (Hoax of China).  Trump và Duterte cùng nói giống nhau là cả hai chính phủ Donald Trump và chính phủ Rodrigo Duterte đều sẽ không tôn trọng và thi hành hiệp ước khí hậu này.    

Nói tới đây cũng nên nhắc lại một lần nữa, với tư cách là một tổng thống vừa mới thắng cử ở một nước đồng minh chiến lược lâu năm nhất của Mỹ trong khu vực Đông Nam Á, một nước đã và đang ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bành trướng bá quyền của Tàu Cộng ngay từ thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam, Duterte cũng còn có một mối liên hệ với Cộng Sản Phi Mao-ít từ lúc còn là sinh viên chính trị học đã từng được GS Sison hướng dẫn học tập, GS Sison là người thành lập Đảng Cộng Sản Phi; như vậy, Đảng Tàu Cộng đã chắc chắn phải nồng nhiệt thân thiện tiếp đón TT Duterte của Phi như một gia đình tiếp đón “chàng lãng tử trở về mái nhà xưa”.  Trong chuyến đi Bắc Kinh, Duterte đã gặp Đảng Trưởng Tàu Cộng-Xi, và được giới lãnh đạo chính trị Tàu Cộng ca ngợi rằng “Duterte sẽ giúp tăng cường sự tín nhiệm chính trị song phương Tàu-Phi và củng cố thêm sự hợp tác thực dụng”. 

Tính cách vội vã đi Bắc Kinh của Duterte đã khiến cho kết quả thương lượng đã đang có tiến triển tốt có lợi cho Manila do cựu tổng thống Fidel Ramos làm việc với các giới chức hữu trách của Bắc Kinh vô tình bị huỷ bỏ và Ramos phải từ chức đặc sứ của Phi.  Ramos đã được uỷ nhiệm làm đặc sứ của Cộng Hoà Philippines để thương lượng với Tàu Cộng về vấn đề Bãi Cạn Scarborough Shoal sau khi Toà Án Quốc Tế có phán quyết nước Phi hoàn toàn thắng kiện và dư luận trên thế giới ủng hộ lập trường của nước Phi.  Fidel Ramos là cựu tổng thống Phi trong những năm 1992-1998 đã chỉ trích Duterte như sau “Chúng tôi nhận thấy đoàn thương thuyết Philippines của chúng tôi bị lép vế trong 100 ngày đầu của chế độ Duterte – và đang thất thế thảm hại.  Đây là một sự thất vọng to lớn và nhiều người chúng tôi bị xem thường - We find our team Philippines losing in the first 100 days of Duterte's administration — and losing badly. This is a huge disappointment and let-down to many of us."   

Căn cứ theo sự đánh giá của cựu tổng thống Ramos, thì trong 100 ngày đầu của chế độ Duterte đã thất bại không đạt được những kết quả nào cụ thể trong các vấn đề giảm nghèo đói cho người dân Phi, làm cho cuộc sống và an ninh trật tự xã hội tốt hơn những năm trước; ngoài cái kết quả khủng khiếp là 4700 người bị giết chết trong những đợt càn quét người liên quan tới ma tuý và để lại sự lo lắng, hoảng sợ cho các gia đình thân nhân của người chết ở nhiều nơi trong nước Phi.

Cựu tổng thống Fidel Ramos cũng đã từng là một lãnh đạo Quân Đội Cộng Hoà Philippines.  Ramos đã nghiêm khắc chỉ trích Duterte về chủ trương đối nghịch lại sự hợp tác quân sự của Mỹ-Phi.  Với 100 ngày đầu của chế độ Duterte, cựu tổng thống Ramos đã nêu câu hỏi “Chúng ta đang liệng bỏ một đối tác quân sự mấy chục năm, với sự thông thạo chiến thuật, một hệ thống vũ khí cập nhật khả dụng, việc tiếp vận quân sự có kế hoạch, và tình nghĩa huynh đệ chi binh Mỹ-Phi chỉ như thế đó? - Are we throwing away decades of military partnership, tactical proficiency, compatible weaponry, predictable logistics, and soldier-to-soldier camaraderie just like that?" Cùng lúc với sự chỉ trích gay gắt của cựu tổng thống Fidel Ramos là trong Quốc Hội Cộng Hoà Philippines đã nổi lên sự phản đối các chính sách của chế độ Duterte. Quả thật Duterte làm tổng thống Phi chỉ trong vòng hai tháng đầu đã gây ra sự bất ổn chính trị cho nước Phi.

Tóm tắt để kết luận, Rodrigo Duterte đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống nước Cộng Hoà Philippines vào tháng Sáu năm 2016, nhưng hiện giờ chính miệng Duterte nói rằng ông ta có lẽ sẽ không tồn tại trong nhiệm kỳ sáu năm của ông ta. Hơn nữa cái gánh nặng công việc hàng ngày của tổng thống và tính cách cô độc an toàn của yếu nhân quốc gia đã bắt đầu khiến cho Duterte mệt mõi, chán nãn, và buồn phiền. Duterte đã tâm sự “Nó trở thành một cuộc sống rất cô đơn. Tôi sẽ sống qua được sáu năm không? Tôi tiên đoán rằng, có lẽ không. - It gets to be a very lonely life.Will I survive the six years? I'd make a prediction, maybe not." Duterte cũng không giải thích thêm là ông ta định nói cái gì, nhưng rõ ràng là ông ta cho biết có nhiều người muốn ông ta bị thay thế. Rodrigo Duterte, sinh ngày 28/3/1945; Donald Trump, sinh ngày 14/6/1946. Cả hai cùng lứa tuổi 70, Donald Trump của Mỹ và Donald Trump của Phi đều có những điểm rất tương đồng. Duterte đã rất mệt mõi, chán nãn, và buồn phiền trong 100 ngày đầu của chính phủ Duterte, nước Cộng Hoà Philippines. Còn Trump thì sao? Cả hai, Trump của Mỹ và Trump của Phi đều đang có những xung khắc nghiêm trọng với chính những người đã ủng hộ cho họ thắng cử tổng thống./.  


Dr. Tristan Nguyễn – San Francisco, Chủ Nhật 13/11/2016

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

SỰ ĐA DẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH CHỐNG DONALD TRUMP

SỰ ĐA DẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH 
CHỐNG DONALD TRUMP


Dựa trên lời Donald Trump nói, hàng ngàn người biểu tình chống Trump ở các thành phố khắp nước Mỹ là “những người biểu tình chuyên nghiệp bị giới truyền thông Mỹ xúi giục – professional protesters incited by the media.”

Tuy nhiên, trên thực tế những người biểu tình chống Trump là ai?

Những cuộc biểu tình chống Donald Trump liên tiếp trong bốn ngày qua kể từ lúc Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào ngày 8/11/2016 đã và đang diễn ra từ thành phố này tới thành phố kia trong một tiểu bang kéo sang những thành phố khác trong các tiểu bang khác ở khắp nước Mỹ gồm có những người thuộc nhiều chủng tộc, học sinh trung học, sinh viên đại học, di dân, lớn tuổi và trẻ tuổi. Cũng có nhiều giáo sư đại học và nhiều giáo viên trung học cùng đi biểu tình với các học sinh của họ trong các cuộc biểu tình chống Trump.  Như vậy, rõ ràng không có “những người biểu tình chuyên nghiệp bị giới truyền thông Mỹ xúi giục” theo như lời của Trump nói.  

Dr. Tristan Nguyễn - San Francisco, 11/11/2016

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

HÌNH NỘM DONALD TRUMP VỪA NỔ VỪA CHÁY

HÌNH NỘM DONALD TRUMP VỪA NỔ VỪA CHÁY  

Lửa Trại Đêm Thứ Bảy 5/11/2016 Ở Kentish, Edenbridge - Anh Quốc

Hình nộm Donald Trump cao 12 mét, trên tay trái Trump cầm cái đầu của Hillary Clinton như cầm một trái banh. Ngón tay trỏ phải của Trump chỉ lên trên ý nói Trump đã bắt được trái banh.Trump mặc quần áo thể thao kiểu người đàn ông Mễ (bị thành kiến giễu cợt). Trump mang đôi vớ và thắt cà-vạt màu cờ Mỹ. Hình nộm Donald Trump là tác phẩm của hai nghệ sĩ điêu khắc Frank Shepherd và Andrea Deans. Ý kiến của hai nghệ sĩ là có cái đầu của Hillary để cho công bằng. Và họ mong muốn cả hai, Trump cũng như Clinton, khi nhìn thấy hình nộm như vậy, thì cả hai đều vui vẻ trong tinh thần hài hước và thân thiện.

Tờ báo The Daily Telegraph cho biết rằng thị xã Kentish của thành phố Edenbridge miền đông nam Anh Quốc đã chọn Donald Trump để làm hình nộm đốt lửa trại vui chơi vào năm nay. Đây là một truyền thống lửa trại của người dân địa phương ở nước Anh, mỗi năm họ chọn một vài nhân vật nổi tiếng trên thế giới để đốt cho vui.

Hình nộm Trump được nhét đầy vật liệu dễ cháy và pháo; nó sẽ được đốt cháy vào đêm thứ Bảy, 5/11/2016, giờ địa phương ở Anh Quốc. Có mấy ngàn người dân ở Kentish, Edenbridge sẽ rất thích thú ngăm nhìn hình nộm Trump vừa nổ vừa cháy rực.

Dr. Tristan Nguyễn - San Francisco, 5/11/2016


Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

BẠN VÀ THÙ CỦA MỸ QUỐC BỎ PHIẾU CHO TRUMP HAY CLINTON?

BẠN VÀ THÙ CỦA MỸ QUỐC BỎ PHIẾU CHO TRUMP HAY CLINTON?     


"TRUMP PHÁ NÁT MỸ QUỐC"
Trump nói “Xuống Địa Ngục với cái Thương Hiệu của Mày đi, miễn sao cái Thương Hiệu của Tao còn Tồn Tại – The Heck With Your BRAND, As Long As MINE Survives…” 31/5/2012
US News & World Report – Editorial Cartoons on Donald Trump
The Sacramento Bee, 10/28/2016 - Jack Ohman/Tribune Content Agency

Dr. Tristan Nguyễn
Lẽ đương nhiên Mỹ Quốc là của tất cả người công dân Mỹ.  Họ trân trọng các cuộc bầu cử trong nước của họ, bởi vì còn có các luật lệ của địa phương, của tiểu bang, và của liên bang có liên quan tới đời sống hàng ngày của họ sẽ được họ bầu chọn,và cũng chính họ bầu chọn những chức vụ dân cử của các địa phương cho tới cấp cao nhất là tổng thống và phó tổng thống. Những chức vụ dân cử này được người công dân Mỹ uỷ quyền để quản lý nước Mỹ của họ; vì vậy, người công dân Mỹ không bao giờ lơ đãng xem thường các cuộc bầu cử. Ngoài người công dân Mỹ, còn có cả hai nhóm người khác ở nước khác, Bạn và Thù của Mỹ Quốc cũng đều rất chú ý theo dõi diễn tiến các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ; đặc biệt là cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ 2017-2020, bởi vì tính cách khác thường của cuộc bầu cử này. 

Tiêu biểu là hai đối thủ lớn trên hai sân đấu địa chính trị toàn cầu của Mỹ Quốc là Nga-Putin và Tàu Cộng-Xi.  Cả hai đều mong muốn Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ.  Lý do trước nhất là các chính sách đối ngoại của Tổng Thống Trump sẽ khiến cho những mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh ở Á Châu và Khối NATO trở thành rối tung và sau đó mang lại lợi ích cho Nga-Putin và Tàu Cộng-Xi.

Mặc dù Donald Trump đã từng nói những lời cực đoan, thô tục chống Tàu Cộng-Xi như kết án Trung Quốc “đang hiếp dâm - raping” Mỹ Quốc trong vấn đề mậu dịch. Trump còn thề nhất quyết đánh thuế 45 phần trăm thuế nhập cảng trên hàng hoá Trung Quốc nhập vào nước Mỹ, nhưng việc làm của Trump ngược lại. Cụ thể như Trump chống hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP, một hiệp ước chủ yếu trong chính sách “Xoay Trục Á Châu” bao vây kềm chế sự “trổi dậy quá độ” của Trung Quốc. Trump đã thề nhất quyết thay đổi chính sách “Xoay Trục Á Châu” của Mỹ. Chính sách này đã và đang làm nhức nhối Tàu Cộng vì họ nghĩ rằng nó là một phương tiện của Mỹ dùng để kềm chế Tàu Cộng trong khu vực Đông Á – Tây Thái Bình Dương.  Nếu Tổng Thống Trump huỷ bỏ việc “Xoay Trục Á Châu” điều đó có nghĩa là Trump phá vòng vây để cho Tàu Cộng trổi dậy làm bá chủ bá quyền khu vực.

Cũng thật rõ ràng Trump đã đe doạ rút lại việc quân đội Mỹ bảo vệ các đồng minh Á Châu như hai nước Nhật và Nam Hàn, nếu hai nước đồng minh này không chịu trách nhiệm trả chi phí quân sự cho Mỹ.  Cũng bởi vì chủ trương của một tổng thống Trump của Đế Quốc Mỹ sẽ không bảo vệ cho các nước đồng minh nữa, nên Nhật và Nam Hàn sẽ thực hiện cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử với Tàu Cộng-Xi.  Sự kiện như vậy sẽ khiến Tàu Cộng-Xi càng thích có một tổng thống Trump, vì Trump tạo cơ hội cho Tàu Cộng-Xi bành trướng thêm trong khu vực Đông Á – Tây Thái Bình Dương.  

Cũng có thêm một thí dụ cụ thể là Tổng Thống Rodrigo Dutert, một người đã nổi danh là Donald Trump của nước Phi Luật Tân, đã lo sợ trước Tổng Thống Donald Trump của nước Mỹ sẽ không còn bảo hộ cho nước Phi nữa, nên đã vội vàng tuyên bố trước yêu cầu hai năm nữa lính Mỹ phải rút khỏi nước Phi, và Dutert đã hấp tấp đi cầu hoà với Tàu Cộng-Xi về vấn đề vùng biển chủ quyền của nước Phi trong Biển Đông Nam Á.  Hơn thế nữa, Dutert cũng còn muốn liên kết với Nga-Putin.  Sự kiện Rodrigo Dutert, một Donald Trump của nước Phi, cũng là một yếu tố quan trọng trong những nổ lực của Tàu Cộng-Xi phá vòng vây Vành Đai Thái Bình Dương của chính sách “Xoay Trục Á Châu” của Mỹ Quốc.

Quả thật, một tổng thống Trump như vậy của Mỹ Quốc cũng sẽ giúp Đảng Tàu Cộng lên tinh thần chống đế quốc một cách phấn khởi nhưng không đổ một giọt mồ hôi. Rất đúng như thế, một tổng thống như Trump của Mỹ Quốc sẽ giúp cho Tàu Cộng-Xi càng vững niềm tin vào hệ thống độc đảng, độc quyền, độc diễn bầu chọn những người cầm quyền nhà nước Tàu Cộng là tốt nhất.  Và cái guồng máy tuyên truyền gian xảo của Tàu Cộng sẽ mở một chiến dịch làm nhục Mỹ Quốc khi so sánh hai phương cách diễn tiến bầu cử Hoa Kỳ và phương cách diễn tiến bầu cử Hoa Lục để người dân Hoa Lục nhận thấy cái xấu của Đế Quốc Mỹ. 

Một tổng thống như Trump của Đế Quốc Mỹ sẽ là cái cớ chính đáng cho Tàu Cộng-Xi đánh phá Mỹ Quốc, một nền tảng dân chủ lâu năm nhất trong thế giới tự do.  Cụ thể như vào ngày 28/8/2016 trên trang bình luận chính trị của Cơ Quan Truyền Thông Tân Hoa Xã của Đảng Tàu Cộng, bình luận gia Xu Changvin của Tàu Cộng đã chỉ trích Mỹ Quốc như sau “cái loại thô tục và đạo đức giả của nền dân chủ bầu cử người Mỹ là một điều bất hạnh của xã hội văn minh hiện đại. - This kind of vulgar and hypocritical American electoral democracy is the misfortune of modern civilized society.”  Như vậy, Tàu Cộng-Xi sẽ bỏ phiếu bầu cho Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2017-2020.

Ngược lại, Tàu Cộng-Xi đã không thích Hillary Clinton.  Vào năm 1995 tại thủ đô Bắc Kinh, Hillary đã tuyên bố rằng “Nữ Quyền là Nhân Quyền; Nhân Quyền là Nữ Quyền – Women’s Rights are Human Rights; Human Rights are Women’s Rights”. Lời tuyên bố này của Hillary đã làm đau nhức những người cầm quyền Tàu Cộng lúc đó, và họ đã cấm giới truyền thông Trung Quốc nhắc tới tên Hillary Clinton. Trong hai thập niên vừa qua, 1995-2015, Hillary Clinton đã tích cực cổ xuý cho việc phụ nữ lãnh đạo ở Mỹ và ở các nước khác. Chủ trương này của Hillary đã bị giới cầm quyền Tàu Cộng-Xi cũng như Nga-Putin xem như là thù nghịch với họ.  Họ không chấp nhận có một nữ chính trị gia đúng nghĩa, đúng chức năng ở tại Hoa Lục và Liên Bang Nga.

Vào năm 2010 khi Hillary Clinton còn làm Ngoại Trưởng Mỹ, Hillary đã tuyên bố lặp lại nhiều lần “quyền của nước Mỹ thực hiện Quyền Tự Do Giao Thông Hàng Không và Hàng Hải trong khu vực Biển Đông Á và Biển Đông Nam Á”. Trong thời gian này giới cầm quyền Tàu Cộng rất ghét Hillary Clinton.  Ngay cả khi Hillary Clinton đã nghỉ làm Ngoại Trưởng Mỹ vào năm 2013, giới cầm quyền Tàu Cộng vẫn tiếp tục không thích Hillary vì chủ trương thực hiện chính sách Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP của Mỹ Quốc, mà Hillary là một trong những người khởi xướng và vận động thành lập; TPP vẫn tiếp tục dần dần có hiệu quả.

Vào ngày 27/9/2015 khi Chủ Tịch Tàu Cộng Xi đồng chủ toạ một buổi họp Liên Hiệp Quốc về Nam-Nữ Bình Đẳng và Ban Quyền Nữ Giới (Gender Equality and Women Empowerment), buổi họp này xảy ra sau năm tháng có năm người Nữ Trung Quốc  hoạt động cho Nữ Quyền ở Hoa Lục được thả về nhà tại ngoại hầu tra. Hillary Clinton đã phản ứng lại cuộc họp của Tàu Cộng-Xi bằng chỉ một chữ “Vô Liêm Sĩ – Shameless” trên trang mạng xã hội Twitter.  Hai chục năm sau, 1995-2015, Hillary chỉ nhắc lại lời tuyên bố của mình bằng mấy chữ “Nữ Quyền là Nhân Quyền; Nhân Quyền là Nữ Quyền – Women’s Rights are Human Rights; Human Rights are Women’s Rights”.  Lời tuyên bố nổi tiếng này của Hillary đã nhanh chóng bị hệ thống thông tin tuyên truyền của Tàu Cộng-Xi kiểm duyệt ở trong Hoa Lục.

Hơn nữa,  chính sách “Xoay Trục Á Châu” của Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện đều đặn vững chắc từng giai đoạn; cụ thể như việc điều động Đệ Tam Hạm Đội ở San Diego nước Mỹ từ phía Đông Thái Bình Dương mở rộng hoạt động sang phía Tây Thái Bình Dương để tăng cường cho Đệ Thất Hạm Đội ở Yokosuka nước Nhật với tất cả vũ khí và khí tài tối tân, hiện đại nhất của Hải Quân Mỹ. Trong thời gian Hillary Clinton làm Ngoại Trưởng Mỹ thì chính sách “Xoay Trục Á Châu” của Mỹ là sự khởi xướng chủ yếu của TT Obama và Ngoại Trưởng Hillary Clinton để nước Mỹ tái lập cân bằng các chính sách ngoại giao và an ninh của Mỹ trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương.
Lẽ dĩ nhiên là Tàu Cộng-Xi không muốn thấy có một tổng thống Hillary Clinton, bởi vì chính sách “Xoay Trục Á Châu: của Mỹ sẽ tiếp tục những gì Mỹ Quốc đã và đang thực hiện tốt trong tám năm vừa qua, và Hoa Lục chính là trọng điểm của các biện pháp tái lập cân bằng ngoại giao, quân sự, và kinh tế. 

Tổng Thống Hillary Clinton của Mỹ Quốc sẽ chắc chắn có những điều cần phải thực hiện để chế ngự sự “nổi dậy vô luật pháp” của Trung Quốc dưới sự cai trị của Tàu Cộng-Xi. Tất nhiên vấn đề rất phức tạp và nó là một trong những mối quan hệ ngoại giao có hiệu quả thiết yếu nhất của Mỹ Quốc.  Căn cứ vào những thành quả công tác trong quá khứ mà Hillary Clinton đã thực hiện, chắc chắn Hillary sẽ là một tổng thống Mỹ đối với Tàu Cộng-Xi rất khó đối phó mặc dù những chính sách của Tổng Thống Hillary Clinton không làm cho Tàu Cộng-Xi ngạc nhiên. Căn cứ vào những điều sơ lược phân tích vừa nêu trên, Tàu Cộng-Xi chắc chắn không bỏ phiếu bầu cho Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2017-2020.

Tương tự như Tàu Cộng-Xi, Nga-Putin cũng sẽ rất mong muốn Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ vì “Mối Tình Huynh Đệ Trump-Putin, Trump-Putin’s Bromance” đã được hình thành và xây dựng thêm từ bấy lâu nay. Tình cảm của Trump dành cho Putin ở trên mức bình thường khi Trump đã ca ngợi Putin là một lãnh đạo vĩ đại, mạnh bạo cai trị Liên Bang Nga bằng cách giam cầm tất cả người Nga đối lập chính trị với Putin.  Để đáp lại tình cảm thắm thiết của Trump, Putin cũng đã khen tặng Trump trước một đám đông chuyên gia người Nga nghiên cứu chính sách ngoại giao tại một cuộc hội thảo ở miền Nam nước Nga vào ngày thứ Năm 27/10/2016 mới đây.  Putin đã tỏ ra rất hiểu Trump khi tâng bốc Trump như sau “thái độ ngông cuồng của Donald Trump” chỉ là cách thức của Trump để truyền đạt thông điệp của ông ấy tới người cử tri Mỹ” - (Donald Trump's "extravagant behavior" is just his way of getting his message across to voters.)  

Nhưng Putin cũng không nói rõ là “thông điệp gì của Trump”. Chẳng lẽ “thông điệp nổi loạn đập phá cái nền tảng chính thể dân chủ, tự do của Mỹ Quốc” đúng theo kế hoạch của Nga-Putin?   Putin cũng còn xác định giá trị của Trump là “Donald Trump đại diện cho người Mỹ, những người đã quá chán ngán cái giai cấp ưu tú Mỹ đã đang cầm quyền qua mấy chục thập niên” – (Trump represents Americans who are tired of the elite who have been in power for decades.)  Rất rõ ràng Putin đang ngợi khen Trump về việc Trump đánh phá nền tảng của một chính thể dân chủ, tự do lâu hơn hai trăm năm của Mỹ Quốc.  Quan trọng hơn hết và trước mắt là Tổng Thống Trump sẽ rút quân Mỹ ra khỏi Khối NATO để mặc cho các nước Tây Âu và các nước thuộc Liên Sô trước đây đã gia nhập NATO phải tự lo liệu việc phòng thủ chống Nga-Putin tấn công.  Như thế là quá chắc chắn Trump sẽ làm suy yếu NATO trước Nga-Putin hung hăng.

Trong khi Nga-Putin khen ngợi Trump là một “người có màu sắc (!) và tài năng” –(colorful and talented person); ngược lại, Putin luôn đề cập tới Hillary Clinton bằng những lời không đẹp, bởi vì chế độ Nga-Putin xác định rằng “Hillary đã và đang theo đuổi một kế hoạch dân chủ hoá nước Nga mà Nga-Putin kết án nó là một đe doạ nghiêm trọng tới chủ quyền của nước Nga.”  Nga-Putin cũng đã từng kết án Obama và Hillary Clinton theo đuổi một chủ trương làm “thay đổi chế độ Nga-Putin”; như vậy khi Hillary thắng cử tổng thống Mỹ thì chủ trương đó sẽ được tiếp tục làm nhức nhối Putin.
Vào tháng 12 năm 2011, Putin quyết định sửa đổi hiến pháp nước Nga để tái tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ ba làm tổng thống Liên Bang Nga.  Putin đã khiến cho mấy chục ngàn người Nga biểu tình phản đối Putin và kêu đòi Putin phải từ chức. Putin đã kết án Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton là người chủ mưu và cung cấp tài chính cho những người Nga hoạt động dân chủ tổ chức biểu tình chống Putin.  Vào cuối năm 2011 khi nước Nga-Putin tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội độc diễn gồm toàn những tay chân thân tín của Putin, thì người dân Nga đã biểu tình rầm rộ ở nhiều nơi trong nước Nga để phản đối Putin.  
Lúc đó Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố ủng hộ các cuộc biểu tình như sau “Nhân Dân Nga, cũng như nhân dân các nước khắp nơi, xứng đáng có quyền có tiếng nói của họ được lắng nghe và lá phiếu của họ được xem có giá trị.  Và điều đó có nghĩa là họ xứng đáng được hưởng những cuộc bầu cử tự do, công bằng, minh bạch và những người lãnh đạo phải đáng tin có trách nhiệm đối với họ.” – (The Russian people, like people everywhere, deserve the right to have their voices heard and their votes counted. And that means they deserve free, fair, transparent elections and leaders who are accountable to them.)  Trong khi Hillary có lẽ chỉ ủng hộ cho những người đối lập và phong trào dân chủ trong nước Nga, nhưng Putin khẳng định rằng Hillary chống đối chế độ Nga-Putin bằng cách muốn thao túng các cuộc bầu cử của người Nga.
Tới nay đã năm năm trôi qua, 2011-2016, nhân dịp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiện tại, Putin có cơ hội trả thù Hillary. Những tên tin tặc của Nga-Putin đã xâm nhập điện thư của Uỷ Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ để trộm thông tin về chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton, những thông tin này được khai thác có lợi cho Donald Trump. Đây là lý do chính khiến cho Nga-Putin không bỏ phiếu bầu Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ.
Tóm lại để kết luận, Bạn và Thù của Mỹ Quốc bỏ phiếu cho Trump hay Clinton? Nếu Donald Trump thắng cử làm tổng thống Mỹ, Trump sẽ thay đổi toàn bộ các chính sách hiện nay và trực tiếp phá hoại những thành quả đã đang đạt được của chế độ Obama.  Một cách chắc chắn là Tổng Thống Donald Trump sẽ làm cho các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Mỹ Quốc trở thành một đống lộn xộn. Trump vô tình hay cố ý làm lợi cho Tàu Cộng-Xi và Nga-Putin; như vậy, cả hai Tàu Cộng-Xi và Nga-Putin sẽ cùng bỏ phiếu bầu Donald Trump làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2017-2020.  
Ngược lại, nếu Hillary Clinton thắng cử làm tổng thống Mỹ, Hillary sẽ không thay đổi các chính sách hiện nay của nước Mỹ; nếu có chỉ là những sửa chữa để củng cố và làm vững mạnh thêm những chính sách này hơn nữa.  Hillary đã tuyên bố “nước Mỹ luôn tôn trọng và giữ vững cam kết với các nước đồng minh”. Như vậy, cả hai Tàu Cộng-Xi và Nga-Putin sẽ cùng không bỏ phiếu bầu Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2017-2020.

Đối với rất đông các nước Bạn của Mỹ Quốc trên thế giới hiện nay, thì họ tin tưởng rằng Hillary Clinton sẽ là một tổng thống Mỹ tốt hơn Donald Trump. Hillary có năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm ngoại giao để đối phó, giải quyết tốt các vấn đề khủng hoảng có liên quan tới nước Mỹ.  Hơn nữa, Hillary đã có một quá trình đấu tranh bảo vệ cho phụ nữ và trẻ em.  Hillary đã nói một câu nổi tiếng “Nữ Quyền là Nhân Quyền; Nhân Quyền là Nữ Quyền” để đấu tranh cho Nam-Nữ Bình Đẳng. Hillary Clinton có tư cách nhân bản, nên rất đông các nước Bạn của Mỹ Quốc trên thế giới bỏ phiếu bầu Hillary Clinton làm tổng thống Mỹ./.


Dr. Tristan Nguyễn – San Francisco, 1/11/2016