Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

CHÍNH SÁCH CỐ Ý HÀM HỒ CỦA TÀU CỘNG

CHÍNH SÁCH CỐ Ý HÀM HỒ CỦA TÀU CỘNG                                         Nguyễn Thành Trí



Quần Đảo Hoàng Sa/Paracel Islands và Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands trong Biển Đông Nam Á/Southeast Asia Sea
Theo định nghĩa, Chính Sách Cố-Ý Hàm-Hồ (Policy of Deliberate Ambiguity) còn được nói tới như một Chính Sách Chiến-Lược Bất-Trắc (Policy of Strategic Uncertainty) là những hành động tiêu biểu thay đổi theo thời gian của một quốc gia đang cố ý tạo ra những sự kiện không rõ ràng trong chính sách ngoại giao.  Những sự kiện không rõ ràng này có thể giúp ích cho một quốc gia nếu nó có những mục tiêu chính sách nội địa và hải ngoại khác nhau, hoặc quốc gia đó với ý định lợi dụng bản tính thông thường của những đối phương muốn tránh né nguy cơ xung đột để chính mình có cơ hội làm mạnh thêm một “chiến lược vết-dầu-loang” khiến cho đối phương nản lòng thoái chí, và đưa tới kết quả sau cùng là chính mình giành được thắng lợi như đã sắp đặt trước trong Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ.
Tuy nhiên, một Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ hay Chính Sách Chiến Lược Bất Trắc như vậy rất nguy hiểm bởi vì nó có thể gây sự hiểu lầm khi nó được diễn dịch sai những ý định, và sẽ không tránh khỏi những hành động trái ngược với mong muốn của quốc gia đó. Hoa Lục Tàu Cộng là một quốc gia đã đang thực hiện một Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ hay Chính Sách Chiến Lược Bất Trắc ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á khi lợi dụng bản tính thông thường của những đối phương trong khu vực không muốn đối đầu xung đột vũ trang với Tàu Cộng. Trong khi thực hiện Chính Sách Chiến Lược Bất Trắc, hệ thống thông tin tuyên truyền và kể cả các viên chức cầm quyền trong Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đều có những lời lẽ hàm hồ, trâng tráo, và rất gian trá.
Thời gian sau khi Hải Quân Mỹ và Không Quân Mỹ đã thi hành “Quyền Tự Do Lưu Thông Hàng Không Hàng Hải” trong hai khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông Nam Á ở những nơi Tàu Cộng tự thiết lập vùng phòng không ADIZ rộng lớn và lãnh hải chủ quyền 12 hải lý xung quanh các hòn đảo nhân tạo của Tàu Cộng chiếm đóng trong Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands, thì lời lẽ của Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng có thay đổi khác hơn trước, nhưng càng hàm hồ, trâng tráo và gian trá hơn trước nữa.
Khi xem xét cẩn thận lời lẽ nguỵ biện của Bộ Ngoại Giao Tàu Cộng cũng như của Bộ Quốc Phòng Tàu Cộng, người ta nhận thấy một sự quỉ quyệt, gian trá tinh vi hơn trong cách dùng từ ngữ mà chữ nghĩa cố ý hàm hồ đã được cả hai bộ phận này của Nhà Nước Tàu Cộng phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ hay còn được gọi là cái Chính Sách Chiến Lược Bất Trắc của Tàu Cộng đã thực hiện trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong hơn hai chục năm qua.    
Bởi vì Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã đang thực hiện một chính sách cố ý hàm hồ, cho nên cả hai bộ phận quan trọng của chính phủ là ngoại giao và quốc phòng cũng có lời lẽ hàm hồ không rõ ràng, không xác định chắc chắn là Hải Quân Mỹ và Không Quân Mỹ đã xâm phạm chủ quyền không phận và hải phận của Tàu Cộng hay không!
Trong các bản tuyên bố cáo buộc của Nhà Nước Tàu Cộng luôn luôn có những chữ nghĩa đầy tính chất mơ hồ lập lờ hai mặt nhằm đáp ứng mục đích của Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ. Thí dụ cụ thể như Bộ Ngoại Giao Tàu Cộng đã cảnh báo nước Mỹ “vi phạm chủ quyền và đe doạ nền an ninh của Hoa Lục Tàu Cộng”. Tàu Cộng đã thay đổi cách dùng chữ để phản ứng chống lại nước Mỹ thi hành “Chiến Dịch Tự Do Giao Thông Hàng Không Hàng Hải” ở hai khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông Nam Á. Một tháng trước đó Tàu Cộng cũng đã phản đối nước Mỹ “xâm phạm lãnh hải và không phận chủ quyền của Hoa Lục Tàu Cộng”
Căn cứ theo Luật Biển 1982 UNCLOS chỉ có những thực thể địa lý, hay hòn đảo thiên nhiên, trước khi được cải tạo xây dựng bồi đấp thêm, cao hơn mực nước lớn ngoài biển thì mới có thể tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh. Nếu tàu chiến Hải Quân Mỹ đi tuần tra vào trong phạm vi 12 hải lý của một hòn đảo nhân tạo, được cải tại xây dựng lên từ bãi đá ngầm, rạn san hô lúc nước lớn thì chìm, khi nước ròng thì nổi; như vậy, khi Nhà Nước Tàu Cộng đã cảnh báo nước Mỹ xâm phạm lãnh hải chủ quyền của Hoa Lục thì Tàu Cộng không tuân thủ nghiêm chỉnh Luật Biển 1982 UNCLOS. Sự kiện chiếc khu trục hạm USS Lassen đã thực hiện cuộc hải hành tuần tra trong phạm vi 12 hải lý của hòn đảo nhân tạo Subi Reef do Tàu Cộng chiếm đóng là chứng tỏ không công nhận chủ quyền lãnh hải của Tàu Cộng trong khu vực Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands, và để thử thách Nhà Nước Tàu Cộng có tôn trọng Luật Biển 1982 UNCLOS đã ký kết hay không.
Để duy trì tính chất mơ hồ, lập lờ, gian trá của việc kéo dài thực hiện Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ của Hoa Lục, Bộ Ngoại Giao Tàu Cộng một lần nữa trâng tráo cảnh báo rằng tàu chiến Mỹ đã “bất hợp pháp đi vào vùng-biển-gần-với những thực thể địa lý do Tàu Cộng chiếm giữ trong Biển Hoa Nam”.  Nhóm chữ “vùng biển gần với” trong Hoa ngữ không có nghĩa là “lãnh hải”, nó có nghĩa là “vùng biển phụ cận” hoặc “vùng biển bên cạnh”. Hơn nữa, cái luận điệu trâng tráo hàm hồ của Tàu Cộng cũng đã thay đổi một chút khi nói rằng “hoạt động của Không Quân và Hải Quân Mỹ đã đe doạ chủ quyền và quyền lợi an ninh của Hoa Lục”, nhưng không nói rõ là “chủ quyền và quyền lợi an ninh bị xâm phạm”. Trong thời gian trước Tàu Cộng đã cảnh báo Mỹ là lợi dụng Quyền Tự Do Giao Thông để “xâm phạm” chủ quyền của Hoa Lục, hiện nay Tàu Cộng cũng cảnh báo Mỹ là đã lợi dụng Quyền Tự Do Giao Thông để “làm hại” chủ quyền và quyền lợi an ninh của Hoa Lục. Như vậy rõ ràng là có sự thay đổi từ tính cách “xâm phạm” thành ra tính cách “làm hại”
Gần như trong cùng thời gian với bản tuyên-cáo (tuyên bố cáo buộc) của bộ phận ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Tàu Cộng cũng đã có một bản tuyên-cáo về sự kiện chiếc khu trục hạm USS Lassen đi tuần tra trong pham vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo trong nhóm Quần đảo Trường Sa/Spratly Islands, và bộ phận quốc phòng cũng đã tránh né đề cập tới “lãnh hải”, thay vào đó là những nhóm chữ “vùng biển phụ cận” hoặc “vùng biển khơi tiếp nối”.  Bộ Quốc Phòng Tàu Cộng cũng đã tránh không đề cập tới các hoạt động phi hành, hải hành tuần tra của Mỹ là bất hợp pháp, nhưng “dán-nhản” cho những hành động quân sự này là “lạm dụng quyền tự do giao thông hàng không hàng hải” của luật pháp quốc tế, và còn cảnh báo nước Mỹ là “đe doạ nghiêm trọng nền an ninh quốc gia của Hoa Lục”, mặc dù không cần thiết là “xâm phạm chủ quyền” của Hoa Lục Tàu Cộng.
Như vậy quá rõ ràng là Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã tránh né không đề cập gì tới chủ quyền lãnh hải 12 hải lý của các hòn đảo nhân tạo trong nhóm Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands, cũng như không chỉ định rõ rệt những khu vực biển nào trong vùng Biển Đông Nam Á là thuộc chủ quyền của Hoa Lục Tàu Cộng. và Tàu Cộng cũng không xác định là Không Quân Mỹ và Hải Quân Mỹ có xâm phạm chủ quyền của Hoa Lục hay không.
Bằng cách tránh né không đề cập tới “chủ quyền lãnh hải” hay “chủ quyền không phận”, và nhất là không “kết án hành động quân sự của Mỹ là bất hợp pháp”, Tàu Cộng đã rất quỉ quyệt, gian trá duy trì tính chất mơ hồ, lập lờ hai mặt của Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ của Hoa Lục Tàu Cộng thực hiện ở Biển Đông Nam Á và Biển Hoa Đông. Tàu Cộng đã rất quỉ quyệt, gian trá bởi vì phải chống lại mục tiêu của nước Mỹ trong “Chiến Dịch Tự Do Giao Thông” đã gây áp lực mạnh ép buộc Tàu Cộng phải chấm dứt tính chất mơ hồ, lập lờ hai mặt; ngược lại, Nhà Nước Tàu Cộng phải xác định những đòi hỏi quyền lợi nào chính đáng được luật pháp quốc tế công nhận.
Một cách rõ rệt là tính chất mơ hồ, lập lờ hai mặt của Tàu Cộng đã phải dần dần bị huỷ bỏ; cụ thể như vào ngày 28/10/2015 Tàu Cộng đã tuyên-cáo “hành động quân sự của Mỹ đã vi phạm Luật Biển 1982 UNCLOS cũng như Luật Pháp của Hoa Lục Tàu Cộng”. Khi kết án nước Mỹ đã vi phạm Luật Biển 1982 UNCLOS, thì Nhà Nước Tàu Cộng phải căn cứ vào quyền pháp lý tài phán nào đối với những vùng biển nào, và Tàu Cộng đã xác định chủ quyền lãnh hải xung quanh bãi đá ngầm Subi Reefs không; cũng như Tàu Cộng đã công bố một Vùng Đặc Quyền Kinh Tế trong phạm vi Biển Đông Nam Á không, và những đường ranh giới của nó ở đâu.
Đối với những hòn đảo nhân tạo mà Tàu Cộng đã cải tạo xây dựng từ những rạn san hô, bãi đá ngầm thì rõ ràng là Tàu Cộng vẫn chưa dám mạnh dạn, minh bạch, hiển nhiên tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở xung quanh những hòn đảo nhân tạo này. Bởi vì Luật Biển 1982/UNCLOS, mà Hoa Lục Tàu Cộng đã ký kết, không công nhận tư cách pháp lý của những hòn đảo nhân tạo như vậy.Tàu Cộng cũng đã không thể nào biện luận cụ thể chính xác kết án các hành động của Hải Quân Mỹ và Không Quân Mỹ thực hiện các cuộc hải hành, phi hành tuần tra trong vùng ADIZ rộng lớn ở Biển Hoa Đông và trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Tàu Cộng ở khu vực Biển Đông Nam Á là bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền của Tàu Cộng.
Căn cứ trên việc Tàu Cộng đề nghị thực thi Luật Biển 1982 UNCLOS người ta nhận thấy Tàu Cộng đã diễn dịch giải thích Luật Biển 1982 UNCLOS dựa vào cách hiểu biết của riêng Tàu Cộng và nó rất nghiêm trọng, bởi vì nó biểu lộ cái lập trường có tính chất hai mặt lập lờ và cái quan điểm hàm hồ, mờ ám có âm mưu gian trá. Trên thực tế Hoa Lục Tàu Cộng đã chấp nhận Luật Biển 1982 UNCLOS có chính thức đính kèm một bản công bố các toạ độ của những giới tuyến căn bản. Những giới tuyến căn bản này được dùng để kiểm tra ghi dấu chuẩn mực nước ròng (the low-tide mark) ở dọc theo các bờ biển của một quốc gia, và dựa vào những giới tuyến căn bản này mà tính toán đo đạc ra những lãnh hải chủ quyền và những vùng hải phận thuộc quyền pháp lý tài phán của quốc gia đó.
Một cách rất hàm hồ, trâng tráo và gian trá Hoa Lục Tàu Cộng đã tuyên bố những giới tuyến căn bản của Hoa Lục bao gồm toàn bộ hai nhóm Quần Đảo Hoàng Sa /Paracel Islands và Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands. Đây là một hành động phi pháp, nó cũng không đúng với Luật Biển 1982 UNCLOS; bởi vì chỉ có những quốc gia được cấu tạo bằng các quần đảo, thí dụ như Philippines, Indonesia, mới được phép có những giới tuyến căn bản như vậy. Còn đối với Hoa Lục Tàu Cộng rõ ràng là một quốc gia lục địa, Tàu Cộng không được phép ngang ngược tự cho mình có những giới tuyến căn bản như đã nêu trên để đòi hỏi chủ quyền của cả hai nhóm Quần Đảo Hoàng Sa/Paracel Islands và Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands, rồi sau đó tiếp tục thiết lập mở rộng lãnh hải chủ quyền của Hoa Lục Tàu Cộng độc chiếm cả vùng Biển Đông Nam Á.
Nếu hiểu biết một cách đúng đắn và xem xét một cách khách quan để căn cứ trên Luật Biển 1982 UNCLOS được diễn dịch, giải thích áp dụng một cách nghiêm chỉnh, thì cả hai quốc gia như CS Việt Nam và Đài Loan cũng không đủ tiêu chuẩn để làm chủ nhân của các bãi đá ngầm, rạn san hô, cồn cát cạn trong hai nhóm Quần Đảo Hoàng Sa/Paracel Islands và Quần Đảo Trường Sa/ Spratly Islands như họ đã từng làm rồi.
Trong cùng lúc thực hiện Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ của Hoa Lục, những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã lợi dụng tính chất phức tạp của Luật Biển 1982 UNCLOS để diễn dịch, giải thích luật theo chủ quan có lợi cho Hoa Lục; hơn nữa, Tàu Cộng đã dựa vào ưu thế sức mạnh kinh tế và quân sự của một nước lớn trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á để chèn ép những đối phương nước nhỏ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền của các nhóm đảo và các vùng biển liên quan. Quả thật, Tàu Cộng đã đang đòi hỏi chủ quyền của các nhóm đảo và các vùng biển ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á một cách hàm hồ, phi lý, trâng tráo, và gian trá nhất khi Tàu Cộng cứ kiên định một lập trường độc chiếm Biển Đông Nam Á gồm có cả hai nhóm Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng lời lẽ nguỵ biện là Hoa Lục Tàu Cộng đã từng có chủ quyền của khu vực này trên mặt đất từ thời cổ đại!
Nếu nói theo cái luận điệu giáo điều trí thức cộng sản của Đảng Trưởng Tàu Cộng Xi hiện tại thì “thời cổ đại là thời kỳ xưa nhất trong lịch sử con người trên thế giới, đó là giai đoạn phát triển xã hội của chế độ cộng sản nguyên thuỷ và chiếm hữu nô lệ”; như thế thì có lẽ những người cầm quyền Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã học tập thấm nhuần tư tưởng Đảng Trưởng Mao quá độ nên phát điên khùng mà nói sằng bậy rằng tổ tiên của người Hoa Lục vào thời cổ đại là “một thời kỳ mà Tàu Cộng hiện tại đã từng có chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Hoa Lục và đã từng chiếm hữu các dân tộc ít người làm nô lệ, cũng như đồng thời đã từng chiếm hữu cả Biển Hoa Nam, South China Sea mà đúng ra phải gọi là Biển Đông Nam Á, Southeast Asia Sea!
Cũng có một điều đáng ghi nhớ là Đảng Trưởng Tàu Cộng Mao trong thập niên 1960 đã từng điên cuồng muốn chiếm đoạt cả khu vực Đông Nam Á khi khuấy động và yểm trợ các phong trào cộng sản địa phương ở các nước Philippines, Indonesia, Malaysia, Thailand, Miến Điện, Việt-Miên-Lào đồng loạt nổi dậy chống chính phủ của các nước sở tại. Trong trường hợp các đảng cộng sản Mao-ít ở các nước Đông Nam Á này nổi dậy thành công cướp chính quyền, thì họ phải chịu lệ thuộc phục tùng Đảng Trưởng Tàu Cộng Mao, đúng không? Sau khi Mao chết thì Tư Tưởng Mao và những tên Mao-ít ở các nước địa phương đã từng và đang, cũng như sẽ còn âm mưu chiếm đoạt từng phần hoặc cả khu vực Đông Nam Á. Không phải ngẩu nhiên trùng hợp, mà đúng là di truyền, thừa kế chính thống của Mao nên Đảng Trưởng Tàu Cộng Xi hiện tại đúng là một tên Mao-ít bề thế nhất ở Á Châu vẫn còn giữ ý định độc chiếm Biển Đông Nam Á và khống chế các quốc gia trong khu vực có liên quan.
Ở đây người viết muốn nêu rõ tính chất hàm hồ, trâng tráo, và gian trá của Tàu Cộng trong lúc thực hiện Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ ở khu vực Đông Nam Á có liên quan tới vấn đề chủ quyền của các nhóm đảo và các vùng biển, mà Tàu Cộng luôn miệng nói rằng Hoa Lục Tàu Cộng là chủ nhân từ thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Hoa Lục, nên không cần phải tranh cãi nữa. Cũng như các dân tộc ít người, cụ thể như dân tộc Việt đã từng bị tổ tiên của Tàu Cộng bắt làm nô lệ một ngàn năm trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ chiếm hữu nô lệ (!!): cho nên bây giờ cũng phải tiếp tục làm nô lệ cho Tàu Cộng dưới sự trực tiếp cai trị của các quan thái thú Việt Cộng!!  Cái hiện trạng rõ ràng Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã đang hoàn toàn khống chế Đảng và Nhà Nước Việt Cộng để áp đặt cái ách Tàu Cộng thực dân mới lên nước Việt Nam thuộc địa mới đã đang bị cai trị bởi quan thái thú Việt Cộng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng của nội bộ nước Việt Nam, nó cần được người dân Việt giải quyết dứt khoát, và nó nên được nghiêm chỉnh thảo luận ở một bài viết khác.
Để tìm hiểu thêm về những ý định của Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng người ta phải chú ý nhận thấy vào năm 1990 Hoa Lục Tàu Cộng đã tham gia những cuộc hội thảo ở nước Nam Dương có tính cách phi chính phủ để thảo luận vấn đề tìm cách giải quyết những cuộc “xung đột tiềm ẩn ở Biển Đông Nam Á mà Tàu Cộng gọi là Biển Hoa Nam, South China Sea”.  Mặc dù lúc đó Tàu Cộng đã không hăng hái thảo luận được gì, nhưng cũng đã đồng ý với Nam Dương sẽ cùng thảo luận chính thức vấn đề này trong cuộc họp thường niên sắp tới của bảy nước thành viên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á/ASEAN.
Cũng có một điều đáng chú ý hơn nữa, mặc dù Hoa Lục Tàu Cộng là một thành viên sáng lập Diễn Đàn An Ninh Khu Vực Á Châu nhưng Tàu Cộng lại nhất định không muốn vấn đề “xung đột tiềm ẩn ở Biển Đông Nam Á hay Biển Hoa Nam” được nêu ra để thảo luận trên diễn đàn này.  Cũng chính Hoa Lục Tàu Cộng đã cố làm mọi cách để không đề cập tới vấn đề Biển Đông Nam Á hay Biển Hoa Nam trong các văn kiện chính thức có liên quan. Tuy nhiên, Tàu Cộng đã không thể nào gò ép mãi, nên vấn đề có liên quan tới vùng biển trong khu vực Đông Nam Á cũng phải được đề cập một cách chính thức, và Tàu Cộng cũng phải tỏ ra tích cực tham gia trên diễn đàn an ninh khu vực này.
Người ta cũng nhận thấy cái tính chất lập lờ, mờ ám, hai mặt quỉ quyệt của Hoa Lục Tàu Cộng trong lúc thực hiện Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ. Sự hợp tác của Tàu Cộng đã không thành thật vì vào năm 1992 Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã có nghị quyết tái khẳng định chủ quyền của Hoa Lục Tàu Cộng đối với hai nhóm Quần Đảo Hoàng Sa/Paracel Islands và Quần Đảo Trường Sa/Spatly Islands trong Biển Đông Nam Á, và sau đó Tàu Cộng đã bộc lộ ý đồ khai thác những túi dầu thô trong vùng biển cạn trên thềm lục địa của nước Việt Nam.
Một thời gian tiếp theo đó Tàu Cộng đã cưỡng chiếm bãi đá ngầm Mischief Reefs của nước Philippines, đây là một trong số bảy bãi đá ngầm, rạn san hô, cồn cát chìm trong Quần Đảo Trường Sa/Spratly Islands mà Tàu Cộng đã chiếm đóng. Nhà Nước Tàu Cộng đã tỏ thái độ bỏ qua sự phản đối của nước Philippines bằng cái luận điệu nguỵ biện, trâng tráo, gian trá là Tàu Cộng chiếm giữ và cải tạo thành các đảo nhân tạo chỉ với mục đích xây dựng những cơ sở trú ẩn cho ngư phủ của tàu đánh cá vào tránh giông bão ngoài biển khơi. Ngược lại, trên thực tế không phải các ngư phủ tránh giông bão mà đúng là các chiến hạm của Hải Quân Tàu Cộng thường xuyên lui tới những vùng biển này, và Tàu Cộng cũng đã tránh né không thảo luận vấn đề chiếm đóng bãi đá ngầm Mischief Reefs với Philippines trong những cuộc đối thoại hàng năm giữa hai nước.
Rất dễ nhận thấy rằng Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng đã đang thực hiện Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ trong một thời gian rất lâu, có thể nói là ngay từ khi Tàu Cộng cưỡng chiếm Quần Đảo Hoàng Sa của VNCH trong trận hải chiến vào ngày 19/1/1974, rồi âm mưu độc chiếm cả Biển Đông Nam Á và khống chế các nước có liên quan trong khu vực này. Với một chiến lược ngoại giao kinh tế tài chính Nhà Nước Tàu Cộng đã có những nổ lực ràng buộc các nước láng giềng nhỏ yếu kém để họ bị lệ thuộc kinh tế tài chính với Hoa Lục Tàu Cộng khiến cho họ gặp khó khăn nếu họ chống lại Tàu Cộng. Trong cùng lúc Tàu Cộng tiến hành chiến lược vết dầu loang dần dần lấn đất, lấn biển, và chiếm đảo thay đổi nguyên trạng, tạo sự đã rồi.  Cũng có một điều tế nhị nhưng rất hàm hồ trong Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ, đó là cái “Nguyên Trạng” khi yêu cầu Tàu Cộng ngưng lấn đất, lấn biển, chiếm đảo, rồi giữ “nguyên trạng”. Như vậy cần phải hỏi cho rõ ràng cái “Nguyên Trạng” là thế nào? “nguyên trạng” là trước khi Tàu Cộng chiếm đóng hay “nguyên trạng” là sau khi Tàu Cộng đã chiếm đóng rồi cải tạo xây dựng các cơ sở quân sự ở đó?


Đã tới lúc Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng phải chấm dứt thực hiện cái Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ ở khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông Nam Á, bởi vì tính cách hàm hồ, lập lờ, gian trá để đòi hỏi chủ quyền lãnh hải và các nhóm đảo nhân tạo hay các đảo đang tranh chấp không ai có thể chấp nhận.  Chỉ có một điều quan trọng nhất và các nước hữu quan trong khu vực Biển Đông Nam Á có thể chấp nhận được là những đòi hỏi chủ quyền đối với hải đảo và lảnh hải liên quan phải được căn cứ trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Luật Biển 1982/UNCLOS. Chỉ có chấm dứt cái Chính Sách Cố Ý Hàm Hồ, còn gọi là cái Chính Sách Chiến Lược Bất Trắc của Đảng và Nhà Nước Tàu Cộng thì mới có thể duy trì và tăng cường sự ổn định khu vực Biển Đông Nam Á./.

 

Nguyễn Thành Trí                                                                                                    Sài Gòn, 30/11/2015 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét